Viêm xoang sàng là gì? Phân loại, triệu chứng & cách điều trị
Viêm xoang sàng là một trong những chứng viêm xoang rất phổ biến và dễ gây ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận như thái dương, mắt và trán,… Vì thế, viêm xoang sàng nên được điều trị sớm kết hợp tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa để ngăn ngừa các biến chứng quay trở lại.
Viêm xoang sàng là gì?
Viêm xoang sàng là gì? Xoang sàng là bộ phận nằm giữa hai mắt và dưới trán, gồm có 4 xoang rỗng thông với nhau. Có rất nhiều loại viêm xoang, trong đó viêm xoang sàng thường gặp nhất. Nguyên nhân là vì niêm mạc của xoang sàng hay các xoang liên quan bị viêm nhiễm, khiến dịch nhầy và dịch mủ ứ đọng, bít tắc và gây áp lực cho các bộ phận khác.
Các loại viêm xoang sàng
Dựa vào vị trí xoang bị viêm mà tình trạng viêm xoang sàng có 2 dạng chính, gồm:
- Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước là hang xoang tiếp giáp giữa xoang trán với xoang hàm hay hốc mũi và hốc mắt. Người mắc viêm xoang sàng trước thường có cảm giác đau, bị viêm ở quanh hai hốc mắt và sống mũi.
- Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau là hang xoang nằm phía sau xoang sàng trước nhưng ở phía sau gáy. Khi xoang sàng sau bị viêm gây cảm giác đau vùng sau gáy, lan đến vai và thậm chí ảnh hưởng đến mắt, khiến mắt bị viêm, sưng, đỏ mắt và chảy ghèn. Trường hợp nặng hơn còn khiến mắt bị mờ hoặc gây mù lòa.
Các triệu chứng viêm xoang sàng phổ biến
Tuy cũng là bệnh viêm xoang nhưng các triệu chứng viêm xoang sàng sẽ có những đặc trưng khác biệt, như:
Đau đầu
Một trong những triệu chứng viêm xoang sàng dễ gặp nhất chính là xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở hai bên vùng thái dương và đỉnh đầu. Thậm chí, cơn đau còn kéo dài đến giữa hai khóe mắt bên dưới trán hay vùng sau gáy.
Xuất hiện đờm trong cổ họng
Đờm là chất nhầy tích tụ trong cổ họng, gây ngứa rát, vướng víu và khó chịu. Sự tích tụ đờm không chỉ khiến người bệnh ho liên tục mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như khó thở hay ngừng thở.
Gây hôi miệng
Khi các dịch nhầy có trong khoang miệng bị viêm nhiễm, chúng thường chảy xuống cổ họng và gây ra mùi hôi miệng. Lúc này, mùi hôi miệng làm mất sự tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần hay tâm lý của người bệnh. Do đó, để cải thiện tình trạng này, việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng.
Giảm thị lực, mắt mờ
Bên cạnh các triệu chứng viêm xoang sàng như đau đầu, có đờm trong cổ họng,… thì chúng còn gây ra các vấn đề về thị lực. Cụ thể, viêm xoang sàng khiến thị lực tổng thể sa sút, mắt mờ hoặc bị nhòe đột ngột. Nhất là khi không điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực và phải nhờ đến sự can thiệp từ phẫu thuật.
Có cảm giác nặng phía trong tai
Viêm xoang sàng không chỉ gây đau đầu, nghẹt mũi mà còn có thể lan rộng đến tai, gây ra các triệu chứng như ù tai, chóng mặt. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ho nhiều về đêm
Đặc biệt khi người bệnh mắc viêm xoang sàng sau, các dịch nhầy sẽ chảy xuống khu vực họng thay vì chảy ra mũi. Điều này gây cảm giác khó chịu, khiến cơ thể khó thở hay viêm nhiễm vùng cổ họng và gây ho nhiều, kéo dài về đêm.
Cách điều trị viêm xoang sàng
Sau khi tìm hiểu về viêm xoang sàng là gì cùng với các triệu chứng của chúng, có thể thấy đây là tình trạng khá phổ biến và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị viêm xoang sàng mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc để trị viêm xoang sàng sẽ giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn, từ đó làm giảm lượng dịch mủ gây ứ tắc trong xoang và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay, có một số loại thuốc chống nghẹt mũi tức thời nhưng cũng dễ gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc để trị viêm xoang.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể xông mũi bằng tinh dầu để cải thiện viêm xoang sàng. Cụ thể, hãy nấu nước cùng với các loại lá chứa tinh dầu hay mua sản phẩm tinh dầu, nhỏ vài giọt vào nước nóng và bắt đầu xông. Ngoài ra, ăn tỏi cũng là một cách giúp điều trị bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả, như cảm cúm, viêm xoang hay cảm lạnh. Không những thế, đừng quên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý từ 1 – 2 lần/ngày để diệt virus, giúp khoang mũi dễ chịu hơn.
Sử dụng phương pháp ngoại khoa để trị viêm xoang
Trường hợp bị viêm xoang ở mức độ nặng hay có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ xem xét để thực hiện phẫu thuật. Và phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho bệnh lý này là FESS (thủ thuật nội soi mũi xoang chức năng). Với kỹ thuật này sẽ giúp phục hồi sự lưu thông khí và dẫn lưu phức hợp lỗ thông mũi xoang.
Những biến chứng nghiêm trọng của viêm xoang sàng
Không chỉ viêm xoang sàng mà hầu hết các bệnh lý liên quan đến viêm xoang đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho mắt và sọ não, chi tiết:
- Gây ra biến chứng liên q uan đến mắt: Như viêm mí mắt, mờ mắt, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác hay suy giảm và mất thị lực.
- Một số biến chứng ở vùng họng: Như viêm amidan, áp xe họng hoặc viêm họng.
- Gây viêm tai: Như viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, gây điếc tai hoặc nặng nhất dẫn đến viêm màng não mủ và ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách phòng ngừa viêm xoang sàng hiệu quả
Để bảo vệ hệ hô hấp cũng như ngăn ngừa viêm xoang sàng nói riêng và các bệnh về viêm xoang nói chung, bạn đọc có thể áp dụng các phương pháp như:
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Luôn mang khẩu trang khi ra đường để hạn chế hít phải khói bụi, khói thuốc lá hay phấn hoa. Đặc biệt, đối với người lao động trong môi trường nhiều hóa chất thì cần mang mặt nạ phòng độc.
- Giữ vệ sinh nơi làm việc, phòng ở và lớp học.
- Hạn chế hít không khí quá khô, quá lạnh hay tránh các luồng gió từ máy lạnh, máy quạt thổi trực tiếp vào đầu và mặt.
- Giữ nhiệt độ quanh khu vực mũi, họng ổn định bằng việc không dùng nước lạnh khi đi từ ngoài trời nắng về nhà hoặc chủ động giữ ấm nếu thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.
Hy vọng với những thông tin mà Pharmacity đã cung cấp phía trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa viêm xoang sàng. Mặc dù đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy người bệnh không nên quá chủ quan trong việc theo dõi, thăm khám để sớm điều trị, phòng ngừa các biến chứng về sau.