Vùng kín có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Vùng kín có mùi hôi là bình thường tuy nhiên mùi hôi đến mức nồng nặc, kéo dài nhiều ngày không hết thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, chị em nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có cách chữa trị hiệu quả, tránh để bệnh tình nghiêm trọng. Cùng Pharmacity tìm hiểu về vấn đề mùi hôi âm đạo thông qua bài viết sau đây nhé!
Vùng kín có mùi hôi có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Vùng kín có mùi hôi là gì?
Vùng kín của mỗi người có mùi hương khác nhau, do đó âm đạo có mùi hơi nhẹ là điều tương đối bình thường. Mùi hôi âm đạo khiến chị em tự ti và ngại ngùng khi được đề cập đến. Mùi của vùng kín sẽ thay đổi thường xuyên trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Trên thực tế, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là hiện tượng sinh lý bình thường vào những ngày như giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi giao hợp, mùi hôi vùng kín có thể sẽ nặng hơn và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu như mùi hôi khó chịu, kéo dài và kèm theo các triệu chứng như ngứa rát, dịch tiết ra nhiều, có màu xám đặc,… thì chị em không thể chủ quan, bởi vì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy âm đạo đã bị viêm.
Nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi hôi
Vì sao vùng kín có mùi hôi? Mùi hôi ở vùng kín có thể là do âm đạo bị viêm hoặc nhiễm trùng. Khi lượng vi khuẩn ở vùng nhạy cảm mất cân bằng, điều này dẫn đến tình trạng khu vực “tam giác” bị viêm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dễ gây ra nhiễm trùng.
Sẽ không đáng lo ngại nếu mùi hôi xuất hiện do thời gian gần đó bạn vệ sinh không thường xuyên, lúc này nó đơn giản chỉ là mùi cơ thể giống như bạn vận động nhiều làm cơ thể tiết ra mồ hôi. Tuy nhiên, khi bạn vẫn chăm sóc cô bé hàng ngày mà lại xuất hiện mùi khó chịu thì có lẽ bạn đang gặp phải một số bệnh dưới đây.
- Vi khuẩn gây viêm âm đạo: Tình trạng này là do vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức bình thường, đây được cho là nguyên nhân thường gặp khiến vùng kín có mùi hôi.
- Nhiễm trùng roi Trichomonas: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi. Ở nam giới thì tình trạng này sẽ khó nhận biết hơn so với nữ giới. Khi nhiễm trùng roi Trichomonas, ngoài mùi hôi vùng kín sẽ kèm theo tình trạng ngứa rát, sưng tấy và thậm chí đau khi quan hệ.
- Trực tràng bị rò: Đây là một tình trạng hiếm gặp, khi giữa trực tràng và âm đạo có một lỗ thông nhau, gây rò rỉ phân vào âm đạo.
- Ung thư cổ tử cung: Cổ tử cung bị ung thư sẽ tiết nhiều dịch và dịch này sẽ gây mùi cho âm đạo.
Ngoài những nguyên nhân trên, vùng kín có mùi hôi có thể là do thay đổi nội tiết tố hoặc do chế độ ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, cá,… làm vùng kín thay đổi mùi.
Mùi hôi ở vùng kín có thể là do âm đạo bị viêm hoặc nhiễm trùng
Cách cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi
Vùng kín có mùi hôi phải làm sao? Nếu nghi ngờ âm đạo có mùi hôi, sưng ngứa do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng, bạn nên đi khám để có thể được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Với các trường hợp bình thường, bạn có thể cải thiện mùi hôi bằng một số biện pháp đơn giản sau:
- Vệ sinh “cô bé” bằng dung dịch nước rửa phụ khoa phù hợp hoặc chỉ nên rửa bằng nước. Lưu ý tránh dùng xà phòng, sữa tắm hay các sản phẩm chứa hương liệu để làm sạch vùng kín.
- Tránh thụt rửa âm đạo vì có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh cũng như làm giảm khả năng tự làm sạch của âm đạo.
- Không nên mặc đồ lót quá chật. Thay vào đó, bạn nên mặc đồ lót vừa vặn và có chất liệu thoáng mát, dễ chịu. Nếu tới kỳ kinh nguyệt hoặc ra nhiều mồ hôi, bạn nên vệ sinh và thay đồ lót/ băng vệ sinh thường xuyên.
- Việc tiêu thụ một số thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể nói chung và mùi âm đạo nói riêng như: tỏi, hành tây, măng tây, bông cải xanh, một số loại cá… Tuy nhiên, những thực phẩm này không gây hại cho sức khỏe nên bạn không cần phải kiêng cữ hoàn toàn. Bạn chỉ cần hạn chế ăn nếu nhận thấy vùng kín có mùi hôi khó chịu.
- Dùng men vi sinh có thể hữu ích trong việc hồi phục cân bằng vi khuẩn cho ruột và môi trường âm đạo. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để có thể được tư vấn loại men vi sinh phù hợp.
- Nên thăm khám và sàng lọc các bệnh phụ khoa thường xuyên để có thể nắm được tình trạng sức khỏe vùng kín tốt nhất.
Nên thăm khám phụ khoa thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe vùng kín tốt nhất
Một số biện pháp dân gian giúp khử mùi hôi vùng kín
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không từ lâu đã được biết là loại dược liệu có tính sát khuẩn tốt, cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị viêm âm đạo. Đây là một trong những cách trị vùng kín có mùi hôi tại nhà đơn giản và hiệu quả.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rửa sạch lá trầu không sau đó đem đun sôi với một lượng nước vừa phải
- Để nguội và vệ sinh âm đạo bằng nước đã đun
- Sử dụng nước lá trầu không thường xuyên sẽ giúp cho vùng kín hết mùi hôi.
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh là thảo dược có tác dụng làm lành nhanh các vết thương và chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, các tinh chất có trong lá trà đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn cao, ngăn chặn tình trạng khí hư xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng một nắm trà xanh được rửa sạch sau đó cho vào nồi nước rồi đun sôi
- Để nguội về nhiệt độ ấm vừa phải, sau đó dùng để rửa sạch vùng kín hàng ngày
- Kiên trì thực hiện đều đặn cách này sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt
Sử dụng gừng
Gừng là loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nhờ đó mà tình trạng vùng kín có mùi hôi được cải thiện nhanh chóng. Đây là cách trị vùng kín có mùi hôi tại nhà được nhiều chị em áp dụng.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Dùng một củ gừng, rửa sạch sau đó thái lát mỏng
- Đun sôi gừng với nước và xông rửa vùng kín
- Thường xuyên thực hiện cách này mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả sau một khoảng thời gian.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho các chị em có thêm được kiến thức về tình trạng vùng kín có mùi hôi. Đồng thời có cho mình những cách trị vùng kín có mùi hôi tại nhà hiệu quả. Chúc chị em có một sức khỏe thật tốt.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.