Các yếu tố tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
Vô sinh là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Đối với phụ nữ, việc không thể thụ thai dù đã cố gắng trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra sự lo lắng và căng thẳng lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vô sinh ở nữ giới, nguyên nhân và các yếu tố tăng nguy cơ, cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa.
Vô sinh ở nữ giới là gì ?
Một điều cần lưu ý là tỷ lệ vô sinh ở nữ giới tăng dần theo thời gian
Là tình trạng người phụ nữ không có thai tự nhiên được sau 1 năm quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng các biện pháp tránh thai nào. Một điều cần lưu ý là khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là sau tuổi 35.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ
Bệnh vô sinh nữ chia làm 2 nhóm, bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát
- Vô sinh nguyên phát là trường hợp phụ nữ có giao hợp với chồng không sử dụng biện pháp an trong vòng 12 tháng( hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi) nhưng chưa mang thai lần nào.
- Vô sinh thứ phát là trường hợp phụ nữ đã từng mang thai 1 lần, tuy nhiên sau đó 2 vợ chồng có giao hợp không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thể mang thai trở lại trong thời gian 1 năm.
Các yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vô sinh nữ bao gồm
- Rối loạn phóng noãn chiếm 25%: rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh. Vấn đề này liên quan đến việc điều hòa các hormone sinh sản ở vùng dưới đồi hoặc trục tuyến yên.
- Lạc nội mạc tử cung chiếm 15%: lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc tử cung phát triển ngay trong tử cung hoặc những nơi khác, có thể là khoang bụng, buồng trứng. khối u này có thể gây sưng và chảy máu, bên cạnh đó sự phát triển của mô lạc nội mạc có thể làm tắc ống dẫn trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh, bên cạnh đó các mô sẹo có thể gây kết dính các cơ quan làm người bệnh có cảm giác đau đớn và khó thụ thai.
- Viêm vùng chậu chiếm 12%: viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng có thể do nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, nhiễm chlamydia… các bệnh này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn
- Tắc nghẽn ống dẫn trứng chiếm 11%: một số vấn đề do bất thường từ ống dẫn trứng hoặc từ tử cung có thể là nguyên nhân cản trở quá trính là tổ của trứng hoặc làm gia tăng nguy cơ sảy thai hay mang thai ngoài tử cung như có u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, tử cung dị dạng, chít hẹp hay dính cổ tử cung… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
- Tăng prolactin máu chiếm 7%: tuyến yên có thể xuất dư thừa prolactin( tăng prolactin máu) làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh.
Cách chăm sóc
Duy trì lối sống lành mạnh
- Ăn uống cân bằng: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục đều đặn: Giúp duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Khám phụ khoa định kỳ: Giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản.
- Tư vấn y tế: Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến rối loạn kinh nguyệt hoặc khó khăn trong việc thụ thai, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khám phụ khoa định kỳ
Giảm căng thẳng
- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng: Yoga, thiền định và các phương pháp thư giãn có thể giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện khả năng sinh sản.
- Chăm sóc tâm lý: Đôi khi, việc không thể thụ thai có thể gây ra nhiều áp lực tâm lý. Việc chia sẻ cảm xúc với người thân hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
Tránh các chất gây hại
- Tránh thuốc lá và rượu: Hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất gây hại để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
- Cẩn thận với môi trường: Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Vô sinh ở nữ giới là một vấn đề phức tạp và có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, hiểu rõ về các nguyên nhân và yếu tố tăng nguy cơ có thể giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách hiệu quả. Hãy luôn duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Sự quan tâm và chăm sóc kịp thời không chỉ giúp cải thiện khả năng sinh sản mà còn mang lại cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn.