5+ dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất bạn không nên bỏ lỡ
Dấu hiệu có thai hay chưa là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Lắng nghe cơ thể, bạn có thể nhận biết có thai sớm thông qua các dấu hiệu cụ thể, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những dấu hiệu mang thai sớm thường gặp
1. Trễ kinh – dấu hiệu dễ nhận biết
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất giúp phụ nữ nhận biết có thai. Ngay sau khi thụ thai thành công thì kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa, vì vậy trễ kinh là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết bạn đã có thai.
Ghi nhớ ngày hành kinh để có thể nhận biết sớm nhất, tuy nhiên đối với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đang điều trị các bệnh lý phụ khoa dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh hoặc đang trong quá trình cho con bú thường không chú ý đến dấu hiệu trên.

2. Hiện tượng chảy máu
Một trong những dấu hiệu cụ thể và dễ nhận biết có thai sớm nhất là chảy máu âm đạo. Nguyên nhân do phôi thai bám vào thành tử cung để làm tổ, khiến thành tử cung của người mẹ bong tróc 1 ít niêm mạc, từ đó gây ra tình trạng chảy máu âm đạo.
Hiện tượng này thường xuất hiện vào ngày 10 – 14 sau khi trứng được thụ tinh, kéo dài 1 – 2 ngày. Quan sát máu có màu hồng, đỏ nhạt hoặc nâu và lượng máu chảy không nhiều, vì vậy hãy chú ý để không nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu kinh nguyệt.
Dấu hiệu chảy máu âm đạo không xuất hiện 100% ở phụ nữ dự báo có thai. Theo thống kê cho thấy khoảng 65% phụ nữ có thai xuất hiện hiện tượng này.
Tuy nhiên, việc chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu dọa sảy thai sớm, do vậy nên đi khám bác sĩ ngay khi bạn có triệu chứng này.
3. Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và nôn
Một số chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi ngay giai đoạn đầu của thai kỳ, dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với cảm giác mệt mỏi, căng thẳng hay triệu chứng các bệnh thông thường khác, vì vậy bạn thường bỏ qua dấu hiệu này mặc dù đây là một trong những dấu hiệu phổ biến khi mang thai.
Buồn nôn và nôn hay còn gọi là ốm nghén là dấu hiệu nhận biết có thai thường gặp và xuất hiện rất sớm. Ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng hoặc thậm chí cả ngày khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi, thậm chí kiệt sức.
4. Thay đổi khẩu vị, tâm trạng
Sự thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày giúp bạn nhận biết có tin vui, trong thai kỳ phụ nữ thường đặc biệt thích hoặc không thích một hoặc một vài món ăn nào đó. Bạn có thể không chịu được mùi vị của một số loại thức ăn thường dùng, nhạy cảm với mùi hương thực phẩm hay các sản phẩm khác như xà bông, dầu gội, sữa tắm, nước hoa,…
Ngoài ra, tâm trạng thay đổi thường xuất hiện rất phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai. Cảm xúc đột ngột vui vẻ, buồn rầu, khó chịu, mệt mỏi, lo lắng cũng là điềm báo rằng bạn đã có em bé.
5. Nhận thấy sự biến đổi vùng ngực
Nhận biết dấu hiệu có thai tuần đầu thông qua sự biến đổi ở vùng ngực, cảm giác đau, ngứa vùng ngực, đặc biệt là vùng xung quanh núm vú có thể nhô ra ngoài hơn bình thường và màu sắc sậm hơn. Lưu ý, hình dáng và màu sắc của đầu vú có nhiều thay đổi trong suốt quá trình mang thai, hãy sử dụng áo lót phù hợp kích cỡ và chất liệu mềm mại để cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết có thai sớm thông qua các dấu hiệu khác như nhiệt độ tăng, đi tiểu nhiều hơn hàng ngày, cảm giác khó thở, thở hụt hơi, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, đau âm ỉ bụng dưới,…Đồng thời, hãy sử dụng que thử thai để cho kết quả chính xác hơn.
Điều mẹ cần lưu ý trong tháng đầu thai kỳ
Trong tháng đầu thai kỳ nói riêng và suốt thai kỳ nói chung, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất quan trọng như thực phẩm giàu axit folic, thực phẩm chứa Omega 3, thực phẩm giàu protein và chất béo, vitamin thiết yếu,…để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển ổn định của thai nhi. Xem thêm các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể, chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế các thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo, nước uống có gas, cà phê,…
Đặc biệt, duy trì các thói quen lành mạnh và tránh các hoạt động nặng, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và không sử dụng thuốc bừa bãi trong suốt quá trình mang thai. Đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong tháng đầu thai kỳ.
Bên cạnh thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhà thuốc Pharmacity cung cấp sản phẩm y tế khác như que thử thai, que thử rụng trứng,….và đa dạng sản phẩm tiện lợi mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng khi mua sắm tại Pharmacity.
Kết luận
Việc nhận biết dấu hiệu mang thai sớm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người. Để chắc chắn, hãy sử dụng que thử thai và đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
FAQs
1. Que thử thai có chính xác không?
Que thử thai có độ chính xác khá cao, đặc biệt là khi được sử dụng đúng cách và vào đúng thời điểm (sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Để chắc chắn, bạn nên đến bác sĩ để được xét nghiệm máu hoặc siêu âm.
2. Tôi có nên đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mang thai không?
Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn khi có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào, đặc biệt là khi bạn có các vấn đề về sức khỏe hoặc đã từng có tiền sử mang thai không thành công. Việc này giúp bạn được theo dõi và chăm sóc tốt nhất trong suốt thai kỳ.
3. Tôi nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein (thịt, cá, trứng), các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, cần bổ sung axit folic đầy đủ để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
4. Tôi có thể tập thể dục khi mang thai không?
Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng là tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. Tránh các môn thể thao mạnh, va chạm hoặc có nguy cơ té ngã.
5. Tôi có thể sử dụng thuốc khi mang thai không?
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi mang thai, kể cả thuốc không kê đơn. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các loại vitamin hay thực phẩm chức năng.
Bạn có thể xem thêm: