6+ lợi ích của quả chôm chôm. Lưu ý cần biết khi ăn chôm chôm
Chôm chôm là loại trái cây được trồng nhiều ở Việt Nam, với hương vị ngọt thơm được nhiều người ưa thích. Hơn thế nữa, chôm chôm còn mang nhiều lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả chôm chôm và một số lưu ý cần biết để tận dụng tối đa lợi ích của quả này.
Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm
Trong 1 quả chôm chôm nặng khoảng 9g chứa 7.38 calo và bao gồm các chất dinh dưỡng sau:
- Nước: 7.2 g
- Chất xơ: 0.081 g
- Vitamin C: 0.441 mg
- Vitamin B3: 1.352 mg
- Canxi: 1.98 mg
- Kali: 3.78 mg
- Natri: 0.99 mg
- Magie: 0.63 mg
Ngoài ra, chôm chôm còn cung cấp các chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất cần thiết khác như mangan, phốt pho, kali, sắt và kẽm,…
Chôm chôm có tác dụng gì?
Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng dồi dào, chôm chôm được xem là loại trái cây mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Dưới đây là 6+ công dụng nổi bật từ quả chôm chôm.
Chôm chôm giúp giảm cân
Chôm chôm không chỉ là loại trái cây ít calo và đường hơn so với nhiều loại trái cây khác, mà còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, chôm chôm giàu nước và chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, và magie, giúp giữ nước cho cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ giảm khẩu phần ăn, ngăn ngừa tăng cân hiệu quả.
Ngăn ngừa sỏi thận
Chôm chôm chứa hàm lượng kali cao, góp phần làm tăng tái hấp thu canxi ở thận. Do đó, lượng canxi lắng đọng tại thận sẽ ít hơn, từ đó có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chôm chôm có tác dụng tốt cho tóc và da
Chôm chôm chứa axit amin thiết yếu có tác dụng bảo vệ da và ngăn chặn nhiễm trùng. Nhờ vào hàm lượng flavonoid cao giúp chống oxy hóa, làm giảm mụn, mờ thâm sẹo và kích ứng da.
Đồng thời, chôm chôm chứa vitamin C và chất chống oxy hóa hỗ trợ sự phát triển của tóc, củng cố chân tóc và giúp tóc chắc khỏe cũng như ngăn chặn tình trạng gãy rụng.
Chôm chôm hỗ trợ hệ tiêu hóa
Loại quả này chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi cho đường ruột giúp giảm viêm, giảm triệu chứng của một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, táo bón,…
Xem thêm: Giảm cân mà vẫn khỏe
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Trong chôm chôm có chứa nhiều vitamin C, một trong những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và góp phần chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
Chôm chôm tăng cường sức khỏe tình dục
Lá chôm chôm đã được chứng minh có tác dụng kích thích ham muốn tình dục. Đặc biệt nhờ vào hàm lượng vitamin C cao, quả chôm chôm có khả năng cải thiện chất lượng tinh trùng, góp phần tích cực đến sức khỏe tình dục của nam giới.
Ăn chôm chôm có nóng không?
Mặc dù chôm chôm mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe tuy nhiên việc ăn quá nhiều chôm chôm sẽ gây nóng cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng như nhiệt miệng, loét dạ dày, táo bón và nổi mụn.
Hơn nữa, khi ăn chôm chôm quá chín, có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tim mạch và gây rủi ro cho bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý quan trọng bạn nên biết khi ăn chôm chôm
Để việc sử dụng chôm chôm đảm bảo an toàn đối với sức khỏe bạn cần lưu ý một số điều sau.
Đối tượng không nên ăn nhiều chôm chôm
- Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích (IBS): Chôm chôm là một loại trái cây giàu chất xơ vì vậy khi ăn quá nhiều, có thể gây khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Người bị bệnh tiểu đường: Vì chúng chứa lượng đường fructose làm thúc đẩy tình trạng kháng insulin, làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.
- Người bị cao huyết áp hoặc có vấn đề tim mạch: Ăn chôm chôm quá chín có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu gây ảnh hưởng đến người bị tăng huyết áp.
- Người có tiền sử dị ứng: Một số hoạt chất trong quả chôm chôm có thể gây dị ứng, làm xuất hiện triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, ngứa, sưng tấy, tức ngực và khó thở.
Một số lời khuyên khác khi ăn chôm chôm
- Không nên ăn quá nhiều chôm chôm trong 1 ngày vì có thể gây ra nhiều tác hại. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 5-6 quả.
- Không nên ăn vỏ hoặc hạt chôm chôm vì chúng chứa các chất gây nghiện hoặc saponin, có thể gây hại cho sức khỏe.
- Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn chôm chôm, hãy ngừng ăn ngay lập tức và nên thăm khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
- Phần thịt quả chôm chôm có thể kết hợp trong nhiều công thức nấu ăn như làm sinh tố, kem, bánh, salad,…
- Bên cạnh việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng nên kết hợp với các nhóm thực phẩm khác để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối.
Quả chôm chôm không chỉ là loại trái cây có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng đúng cách để đảm bảo tận dụng tối đa công dụng của chúng.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: