9 Đối Tượng Nên Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày
Dù chưa tìm ra nguyên nhân chính thức gây ung thư dạ dày, nhưng các nhà khoa học cũng đã xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy đi xét nghiệm ung thư dạ dày ngay khi bạn thuộc trong số những nhóm dưới đây.
Ai cần tầm soát ung thư?
Ở độ tuổi trung niên (50 tuổi trở lên) và người mắc những bệnh mạn tính có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Nếu bạn có tiền sử bị mắc các bệnh dưới đây thì nên tầm soát, xét nghiệm ung thư dạ dày:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (HP)
- Dị sản ruột (Intestinal metaplasia): các tế bào niêm mạc dạ dày được thay thế bởi các tế bào bình thường của niêm mạc ruột
- Viêm dạ dày mạn tính, nhất là viêm teo niêm mạc dạ dày;
- Một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12;
- Polyp dạ dày: polyp tuyến, polyp dạ dày tăng sản;
- Đã từng cắt 1 phần dạ dày.
- Các yếu tố di truyền như: Bố, mẹ, anh/chị em ruột bị ung thư dạ dày; thuộc nhóm máu A; mắc hội chứng Li- Fraumeni, hội chứng Peutz – Jeghers; hội chứng đa polyp có tính chất gia đình (FAD); hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp có di truyền (HLPCC, hội chứng Lynch);
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: ăn ít rau quả và trái cây; ăn nhiều thực phẩm mặn hoặc hun khói; ăn thức ăn chưa được chế biến đúng cách, bảo quản quá lâu; sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
- Các yếu tố về môi trường: tiếp xúc với bức xạ thời gian dài; làm việc trong ngành cao su hoặc than đá.
Nên nhớ rằng, dù có hay không có các yếu tố trên không có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể hoặc không thể bị ung thư. Do đó, mỗi người, dù có chế độ sinh hoạt lành mạnh, lối sống tích cực cũng không nên chủ quan lơ là sức khỏe.
Nên đặc biệt lưu ý những thay đổi về mặt sức khoẻ và đi xét nghiệm ung thư dạ dày khi có những dấu hiệu bất thường hoặc khi nhận được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Nếu tiến hành xét nghiệm sàng lọc có kết quả bất thường, bạn có thể phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định xem mình có bị ung thư hay không.