Ăn dặm kiểu nhật là gì? Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật đúng cách
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhờ vào chế độ ăn cân đối và giàu dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách áp dụng phương pháp này trong từng giai đoạn của trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm theo phong cách Nhật Bản thường kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra các bữa ăn đa dạng và phong phú. Phương pháp này không chỉ kích thích vị giác của trẻ mà còn hỗ trợ cho các mốc phát triển của trẻ.
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, không cần sử dụng máy xay thức ăn. Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng cối giã và rây để làm mịn thực phẩm, giúp trẻ dễ dàng nuốt và cảm nhận hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm.
Trong những tuần đầu tiên, khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cháo loãng được làm mịn bằng rây, giúp trẻ làm quen với việc sử dụng thìa và nuốt thức ăn.
Sau khi trẻ làm quen với cháo lỏng, mịn, cha mẹ có thể dần dần thêm rau củ nghiền mịn vào cháo. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ có thể ăn cơm nấu từ gạo vỡ từ loãng đến đặc, kèm theo các loại thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ…
Đặc biệt, việc cho trẻ ăn riêng biệt từng loại thực phẩm sẽ giúp trẻ thưởng thức hương vị của mỗi món ăn. Khi trẻ lớn, họ sẽ không gặp phải vấn đề biếng ăn hoặc kén chọn thức ăn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là việc kết hợp nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Khi bé được 5-6 tháng, thường đây là giai đoạn mà trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu thực hành việc ăn dặm. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực đơn theo phong cách ăn dặm kiểu Nhật vào tháng thứ 6 sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé, việc chọn lựa các thực phẩm giàu dưỡng chất và bổ sung dưỡng chất là điều cực kỳ quan trọng. Ba mẹ cần lựa chọn các nguồn thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm:
- Vitamin và chất xơ: Các loại trái cây như bơ, chuối,.. và rau củ như cà rốt, bông cải đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho bé.
- Protein: Đậu (như đậu nành, đậu xanh), đậu hũ, thịt và cá là những nguồn protein quan trọng giúp bé phát triển cơ bắp và hệ thống miễn dịch.
- Tinh bột: Các nguồn tinh bột như cháo trắng, gạo lứt, khoai lang cung cấp năng lượng cho bé và hỗ trợ quá trình phát triển.
Các nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng
Người Nhật thường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều canxi như rong biển và cá khô bào để chế biến thức, vì chúng rất tốt cho sự phát triển của xương và răng của trẻ.
Cha mẹ có thể áp dụng cách này bằng cách sử dụng các loại rau củ như cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ,… Những thực phẩm này cũng giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc bổ sung dinh dưỡng với liều lượng phù hợp và chế biến đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhậtcho bé từ 5 đến 18 tháng tuổi.
Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi
Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen bằng cách đưa cho bé ăn cháo loãng, được nấu mịn và không có gia vị. Mức tỷ lệ thường là 10g gạo trộn với 100ml nước.
Khi bé đã có khả năng ăn và nuốt tốt hơn, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, khoai tây, đã được hấp chín, rây mịn và dễ tiêu hóa vào thực đơn cho bé.
Lưu ý rằng giai đoạn này chỉ là để bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, để bé rèn cách nhai, nuốt và cầm thìa. Do đó, mẹ nên cho bé ăn khoảng 1 cữ mỗi ngày và nên ăn riêng từng loại thức ăn để bé tập làm quen với từng loại hương vị.
Giai đoạn đầu khi ăn dặm kiểu Nhật cần cho bé ăn thực phẩm loãng mịn
Cách ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn 7 – 8 tháng, bé đã có khả năng nuốt thức ăn đặc và thô hơn so với trước. Bạn có thể nấu cháo cho bé với tỷ lệ 10g gạo trộn với 70ml nước và vẫn không cần phải nêm thêm gia vị vào cháo cho bé.
Ngoài cháo, bạn cũng có thể cho bé thử ăn bún, miến, mì, hoặc nui, được nấu mềm để thay đổi khẩu vị và hãy cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn như thịt gà, đậu, các loại cá như cá lóc, cá thu, cá hồi, nấm…
Ngoài sữa, bé 7 tháng ăn dặm kiểu Nhật cần được bổ sung thêm 2 bữa ăn dặm mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho bé thưởng thức tráng miệng với chuối, đu đủ, xoài nghiền nhuyễn, sữa chua, phô mai hoặc uống nước cam pha loãng.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từ 9-11 tháng
Trẻ trong khoảng 9 – 11 tháng tuổi thường đã có khả năng nhai và nuốt ổn định, thậm chí là thành thạo để ăn nhiều loại đồ thô khác nhau. Trong giai đoạn này, cháo có thể được nấu theo tỷ lệ 10g gạo trộn với 50ml nước.
Ngoài ra, nên bổ sung nhiều thêm các loại thực phẩm như thịt heo, thịt bò và một số loại hải sản như sò huyết, tôm,… Sau đó, bạn có thể cho bé thưởng thức tráng miệng với trái cây chín mềm và sữa chua.
Trong giai đoạn ăn dặm này, mẹ có thể cho bé cầm tự xúc và cắn thức ăn thay vì nghiền nhuyễn. Cách này giúp bé trải nghiệm cảm giác mới và phát triển kỹ năng tự chủ khi ăn.
Trẻ trong giai đoạn 9-11 tháng có thể tự cần đồ ăn và cảm nhận hương vị
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật từ 12-18 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, bạn nên bổ sung cho bé 2 bữa phụ và duy trì việc cho trẻ ăn uống đầy đủ.
Thực phẩm cho bé ở giai đoạn này rất đa dạng, vì vậy hãy quan sát bé để biết bé thích hay không thích những món gì. Mục đích của việc này là điều chỉnh khẩu vị và thói quen ăn uống của bé cho phù hợp.
Một số lưu ý cần biết khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Để đảm bảo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển một cách tốt nhất, ba mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Cho bé ăn riêng từng món: Trong giai đoạn đầu khi bé mới bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật, nên cho bé thử từng loại thực phẩm riêng biệt để kích thích vị giác của bé và giúp bé cảm nhận được mùi vị riêng của từng món.
- Quan sát và điều chỉnh khẩu phần ăn: Hãy quan sát từng cử chỉ và tâm lý của bé để điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. Không nên ép bé ăn khi bé không muốn, điều này có thể gây ra tâm lý sợ ăn và chán ăn ở bé.
- Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: Tránh để bé vừa chơi vừa ăn và hãy giữ thời gian ăn mỗi bữa dưới 30 phút để bé có thói quen ăn uống khoa học.
- Chế biến từ các loại thực phẩm tự nhiên: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tập trung vào việc sử dụng những thực phẩm tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt… và tránh các thực phẩm chế biến sẵn hoặc có quá nhiều gia vị.
- Giảm độ ngọt và mặn: Trong giai đoạn đầu nên tập cho bé ăn nhạt, bạn nên giảm độ ngọt và mặn của thực phẩm và tránh các loại thực phẩm có hàm lượng đườăn dặm kiểu nhậtng cao để tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Tóm lại, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hướng đến việc giáo dục bé có thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh từ khi còn nhỏ, đồng thời cung cấp cho bé các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tự nhiên. Vì vậy ba mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé trong từng giai đoạn để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.