Bà đẻ ăn mướp đắng được không? Có làm mất sữa không?
Mướp đắng được biết đến như một loại thuốc quý có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy vậy, bà đẻ ăn mướp đắng được không? Hãy cùng Pharmacity giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau nhé!
Bà đẻ có được ăn mướp đắng được không?
Bà đẻ ăn mướp đắng được không? Mặc dù mướp đắng có nhiều dưỡng chất, nhưng lượng dinh dưỡng không cao bằng nhiều loại rau quả khác. Vì vậy, mướp đắng không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi của các mẹ sau sinh.
Ăn mướp đắng có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa cho các bà mẹ. Điều này có thể dẫn đến mất nước và làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Do đó, khẩu phần ăn hàng ngày của phụ nữ sau sinh không nên có mướp đắng.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn mướp đắng
Ăn mướp đắng khi đang cho con bú có sao không?
Ăn mướp đắng có thể làm mất sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mẹ cho con bú và ăn nhiều mướp đắng, tính hàn của nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ.
Ngoài ra, trong hạt mướp đắng chứa vicine, một loại độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là có thể hôn mê nếu ăn quá nhiều. Những chất độc này có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.
Nếu mẹ ăn mướp đắng trong quá trình cho con bú có thể làm bé quấy khóc và từ chối bú vì một số trẻ không thích mùi vị lạ. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm bé bỏ bú, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Ăn mướp đắng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ
Một số thực phẩm khác mẹ nên kiêng sau khi sinh
Ngoài việc nắm rõ bà đẻ ăn mướp đắng được không, bạn cũng cần biết các loại thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn:
Lạc (Đậu phộng)
Đậu phộng là một loại hạt có chứa nhiều dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây cũng là một loại thực phẩm mà các mẹ nên tránh xa trong giai đoạn đầu cho con bú.
Nguyên nhân là do đậu phộng có khả năng gây dị ứng ở trẻ nhỏ thông qua tiết sữa, khiến bé có thể tiếp xúc với các dưỡng chất từ đậu phộng một cách gián tiếp.
Thức ăn cay nóng
Những loại thực phẩm có mùi cay nồng như tỏi, hành, ớt có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, các mẹ nên cân nhắc giảm bớt sử dụng các gia vị cay trong bữa ăn.
Chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá có thể chuyển từ sữa mẹ sang con. Điều này có thể gây ra ức chế và gây hại đến sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển non nớt của hệ thần kinh.
Mẹ sau sinh cần tránh các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Trái cây có múi
Trái cây trong họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin C quan trọng, tuy nhiên các thành phần axit có trong chúng có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ thông qua đường sữa mẹ.
Do đó, mẹ nên hạn chế sử dụng chanh, bưởi, cam và các loại trái cây có thành phần axit tương tự. Thay vào đó, có thể thay thế bằng các loại trái cây giàu vitamin C khác như đu đủ, dứa, dâu tây.
Phụ nữ sau sinh sau bao lâu mới ăn được mướp đắng?
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, mẹ nên tránh ăn khổ qua trong 1 – 2 tháng đầu sau khi sinh. Các bé dưới 5 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn non nớt nên cần tránh tiếp xúc các độc tố từ mướp đắng thông qua đường sữa mẹ.
Vào khoảng tháng thứ 3, mẹ đã có thể thưởng thức khẩu phần ăn uống của mình một cách an toàn, đồng thời bổ sung nguồn dinh dưỡng và làm đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho chúng ta thắc mắc bà đẻ ăn mướp đắng được không. Việc ăn mướp đắng sau sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, trước khi sử dụng loại thực phẩm này, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.