Mẹ đang cho con bú ăn sầu riêng được không?
Sầu riêng là một loại trái cây có mùi vị đặc trưng được nhiều người ưa thích. Vậy nếu mẹ sau sinh đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Hãy cùng Pharmacity đi tìm câu trả lời nhé!
Mẹ cho con bú ăn sầu riêng được không?
Theo các chuyên gia, mặc dù sầu riêng cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào giàu dinh dưỡng, nhưng phụ nữ sau sinh nên hạn chế sử dụng loại trái cây này.
Sầu riêng có tính nóng cao, nên đối với phụ nữ sau sinh hệ tiêu hóa còn yếu sẽ làm khó tiêu hoặc táo bón.. Đồng thời, ăn sầu riêng cũng có thể gây đau họng, viêm miệng hoặc tăng đờm cho mẹ.
Khi mẹ ăn sầu riêng, tính nóng của loại quả này kết hợp với tình trạng mất nước có thể dẫn đến táo bón. Nếu ăn nhiều sầu riêng sau sinh cũng có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát và làm chậm quá trình lành vết thương. Đối với người bị mắc tiểu đường, việc tránh xa sầu riêng là cần thiết.
Phụ nữ sau sinh không nên tiêu thụ sầu riêng
Ăn sầu riêng có làm mất sữa mẹ không?
Nhiều mẹ sau sinh lo lắng rằng “cho con bú ăn sầu riêng được không” thì câu trả lời “không”. Hiện tại, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng bị mất sữa. Tuy nhiên, do đặc tính nóng nên việc đang cho con bú ăn sầu riêng có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Trong giai đoạn này, khi cho bé bú, lượng sữa mẹ có thể chứa phần của các thành phần từ sầu riêng, từ đó tạo ra tình trạng nóng trong cơ thể bé. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc rôm sảy và nổi mụn ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng nóng trong người của bé kéo dài sẽ khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi và thậm chí bỏ bú. Do đó mẹ đang cho con bú cần lưu ý không nên ăn sầu riêng.
Với đặc tính nóng sầu riêng có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ của trẻ sơ sinh
Sau sinh khi nào mới được ăn sầu riêng?
Trong giai đoạn sau sinh, cơ thể mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, đối với các mẹ đang ở cữ tuyệt đối không được sử dụng sầu riêng.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để ăn sầu riêng sau sinh là khi bé đạt 6 tháng tuổi hoặc khi trẻ chuyển từ việc bú mẹ sang ăn dặm. Lúc này, các vết thương trên cơ thể mẹ do quá trình sinh nở đã hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải cẩn thận khi tiêu thụ sầu riêng, không nên ăn quá nhiều trong một lần để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc ăn sầu riêng.
Một số loại trái cây khác mẹ sau sinh nên tránh
Mặc dù trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ sau sinh, nhưng không phải tất cả loại trái cây đều phù hợp. Ngoài sầu riêng, dưới đây là một số loại hoa quả mà phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn:
- Trái cây có múi: Những loại trái cây như cam, quýt, chanh đều chứa nhiều axit có thể gây kích ứng đường tiêu hóa của trẻ qua sữa mẹ, dẫn đến tình trạng đầy hơi và khó chịu.
- Quả vải: Mặc dù có hương vị ngon ngọt nhưng tương tự như sầu riêng, vải cũng có tính nóng, vì vậy không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Quả đào: Trong giai đoạn sau sinh, lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ chưa hoàn toàn phục hồi, việc ăn quá nhiều đào có thể gây ra xuất huyết. Ngoài ra, phần lông trên vỏ quả đào cũng có thể gây đau họng.
- Mãng cầu xiêm: Loại quả này rất nóng, có thể làm tăng cảm giác nóng trong cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và chất lượng sữa.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ sau sinh việc kiêng một số loại trái cây là cần thiết
Thông qua bài viết trên, hy vọng Pharmacity đã giúp các mẹ sau sinh giải đáp được trăn trở cho con bú ăn sầu riêng được không. Như vậy, để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, việc tránh ăn sầu riêng sau khi sinh là điều cần thiết.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.