Mẹ bầu uống cà phê được không? Nguy cơ có thể gặp phải là gì?
Mang thai là giai đoạn đặc biệt, đòi hỏi mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi. Một trong những thắc mắc thường gặp của các mẹ là bầu uống cà phê được không? Trong cà phê có chứa lượng caffeine nhất định, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, cùng Pharmacity tìm hiểu nhé!
Mẹ bầu uống cà phê được không?
Câu hỏi bầu uống cafe được không nhận được sự quan tâm từ nhiều mẹ trong quá trình mang thai. Câu trả lời là có thể, trong cà phê có chứa caffeine giúp mẹ tỉnh táo, tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, caffeine có thể gây mất ngủ, tim đập nhanh, lo âu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt và canxi – những chất rất quan trọng cho mẹ và bé. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể liên quan đến việc sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Vậy mẹ bầu uống cà phê sữa được không? Câu trả lời là có, khi cafe kết hợp với sữa sẽ cung cấp thêm canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường và chất béo có trong sữa cũng nên được cần nhắc, thay vào đó mẹ có thể đổi thành sữa tươi không đường hoặc sữa hạt (như sữa hạnh nhân, sữa óc chó) để giảm lượng đường và chất béo.
Lượng cà phê mà mẹ bầu được phép tiêu thụ mỗi ngày
Phụ nữ mang thai có thể uống cà phê mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu lượng caffeine tiêu thụ không quá 200mg mỗi ngày. Với câu hỏi bầu uống cà phê sữa được không, thì câu trả lời là có và mẹ có thể uống cốc cà phê phin ít sữa lớn hoặc hai cốc cà phê hòa tan trong ngày. Dù vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thức uống chứa caffeine.
Những nguy cơ khi mẹ bầu uống quá nhiều cà phê
Bên cạnh quan tâm bầu có được uống cafe không, thì trong trường hợp sử dụng quá nhiều cafe, có thể gây nên một số nguy cơ bệnh khác cho cơ thể, bao gồm:
- Tăng huyết áp và nhịp tim: Caffeine là một chất kích thích mạnh, khi vào cơ thể sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật.
- Rối loạn giấc ngủ: Caffeine làm giảm thời gian ngủ và gây khó ngủ. Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Lo âu, căng thẳng: Caffeine kích thích hệ thần kinh, gây ra cảm giác lo âu, căng thẳng và khó chịu, không tốt cho cả mẹ và bé.
- Mất nước: Caffeine có tác dụng lợi tiểu, làm tăng nhu cầu đi tiểu. Việc mất nước quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như táo bón, đau đầu và chóng mặt.
- Lệ thuộc: Sử dụng caffeine thường xuyên có thể gây ra tình trạng lệ thuộc. Việc đột ngột bỏ cà phê sẽ khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng cai nghiện như đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh.
Bên cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ khi tìm hiểu bầu uống cà phê được không, thì caffeine cũng tác động đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm:
- Hạn chế sự phát triển của thai nhi: Caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.
- Rối loạn nhịp tim: Caffeine làm tăng nhịp tim của cả mẹ và bé. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch ở thai nhi.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai nhi: Caffeine làm tăng hoạt động của thai nhi và gây khó ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé.
- Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng: Caffeine có thể cạnh tranh với sắt trong việc hấp thu vào cơ thể.
Tổng hợp các loại thức uống chứa caffeine khác
Ai cũng biết cà phê chứa nhiều caffeine, nhưng bạn có biết rằng cả trà xanh, sô cô la đen, hay thậm chí một số loại nước ngọt cũng có chất này. Dưới đây là bảng số liệu các chất có chứa caffeine khác, lưu ý số có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa:
Sản phẩm | Khối lượng | Lượng caffeine(mg) |
Cà phê phin | 240ml | 135 |
Cà phê gói | 240ml | 95 |
Cà phê decaf | 240ml | 2 |
Trà decaf | 240ml | 2 |
Trà đen | 1 túi lọc | 40 |
Trà xanh | 1 túi lọc | 20 |
Nước ngọt | 350ml | 35 |
Nước tăng lực | 350ml | 80 |
Ngoài caffeine, nước tăng lực còn chứa hàm lượng đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo cao, khiến chúng thiếu đi giá trị dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Thêm vào đó, các loại thảo mộc như nhân sâm thường có trong nước tăng lực lại không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại trà từ cỏ cà ri, rễ cam thảo hay rễ rau diếp xoăn có thể gây hại cho thai nhi.
Những loại thuốc có thể chứa caffeine
Không chỉ có trong cà phê hay trà, caffeine còn được tìm thấy trong một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc cảm cúm. Thành phần này giúp trung hòa tác dụng gây buồn ngủ của thuốc, giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng.
Điểm danh các loại thức uống thay thế cà phê
Mặc dù cà phê vừa phải không gây hại cho bà bầu, nhưng nếu bạn muốn giảm hoặc bỏ hẳn thói quen này, hãy thử những thức uống thay thế sau đây:
- Trà xanh và trà thảo mộc: Đây là những lựa chọn tuyệt vời với hàm lượng caffeine thấp hơn cà phê, vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu, vừa giúp tinh thần thư thái.
- Cà phê hòa tan: Một nửa muỗng cà phê hòa tan pha với sữa tươi là lượng vừa đủ cho bà bầu. Nên chọn loại cà phê nguyên chất để đảm bảo chất lượng.
- Cà phê decaf: Nếu bạn không thể từ bỏ hương vị cà phê, cà phê decaf là lựa chọn hoàn hảo. Loại cà phê này đã loại bỏ gần như hoàn toàn caffeine, rất phù hợp với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Nước chanh: Không chỉ giải khát, nước chanh còn giúp cải thiện tiêu hóa, tốt cho tim mạch và làn da. Đặc biệt, nước chanh hoàn toàn không chứa caffeine nên rất an toàn cho mẹ bầu và bé.
- Nước dừa: Nước dừa giàu dinh dưỡng, giúp cân bằng điện giải, tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng.
- Sinh tố trái cây: Kết hợp sữa chua, đá xay và các loại trái cây tươi sẽ tạo nên những ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng, lại rất dễ uống.
Giải đáp: Một số thắc mắc khác về bà bầu uống cà phê
Bên cạnh quan tâm bầu uống cà phê được không, thì cũng có một số câu hỏi mà mẹ bầu quan tâm khi sử dụng cafe, cùng giải đáp:
3 tháng mang thai có uống cà phê được không?
Câu trả lời là CÓ, các mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức một tách cà phê trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, lượng caffeine nạp vào cơ thể không nên vượt quá 200mg/ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nhịp tim, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khi uống cà phê có dẫn đến sảy thai không?
Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine trong thời kỳ mang thai có thể tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Vì vậy, các mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc uống cà phê, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Liệu cà phê có thể khiến kết quả thử thai không chính xác?
Uống cà phê có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Caffeine trong cà phê làm tăng tần suất đi tiểu, khiến nước tiểu bị pha loãng, giảm nồng độ hormone hCG và có thể dẫn đến kết quả thử không chính xác.
Chắc hẳn với những thông tin trên mọi người đã trả lời được câu hỏi bầu uống cà phê được không. Mẹ bầu nên tham khảo những thông tin trên để điều chỉnh lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày nhằm đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.