Bệnh hen suyễn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp và phổ biến ở đối tượng trẻ em. Khi phát bệnh mà không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến đột tử. Tìm hiểu ngay triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe.
Hen suyễn thường gặp ở đối tượng trẻ em
Hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn hay còn gọi bệnh hen phế quản, là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, tình trạng lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, phù nề, bội nhiễm vi khuẩn và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Suyễn làm cho người bệnh thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm.
Triệu chứng hen suyễn thường gặp
Tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng hen suyễn sẽ khác nhau, một số triệu chứng thường gặp của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Hít thở không đủ sâu.
- Có cảm giác đau, tức ngực hoặc nặng ngực.
- Thở khò khè, thở rít.
- Ho nhiều (cơn ho liên tục vào buổi khuya hoặc sáng sớm).
- Hụt hơi.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Hen suyễn có những loại nào?
Số người mắc bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng gia tăng, bệnh lý này phổ biến ở đối tượng trẻ em nhưng cũng có trường hợp khởi phát ở tuổi độ tuổi trưởng thành.
Dựa trên triệu chứng nặng nhẹ và tần suất xuất hiện các cơn hen, bệnh suyễn bao gồm các loại sau:
- Cơn hen nhẹ từng cơn: Xuất hiện dưới 2 lần/tuần, triệu chứng xảy ra vào ban đêm ít hơn 2 lần/tháng và không gây ảnh hưởng nhiều.
- Cơn hen nhẹ dai dẳng: Diễn ra thường xuyên với tần suất từ 3-6 lần/tuần, triệu chứng xảy ra vào ban đêm từ 3-4 lần/tháng, các cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Cơn hen dai dẳng mức độ vừa phải: Triệu chứng xảy ra khoảng 3 – 6 lần/tuần, tần suất xuất hiện ban đêm khoảng 3 – 4 lần/tháng. Những cơn hen có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Cơn hen dai dẳng ở mức độ nặng: Triệu chứng bệnh xảy ra liên tục cả ban ngày và ban đêm, người bệnh cần hạn chế các hoạt động nặng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng người lớn và trẻ em, trong đó một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh cần lưu ý.
- Người có cơ địa dị ứng.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần.
- Trẻ có bố mẹ, anh chị em trong nhà mắc suyễn.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá.
- Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da, hô hấp…
- Người suy giảm miễn dịch.
Nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn hen suyễn, có thể do di truyền hoặc do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, một số nguyên nhân gây suyễn thường gặp.
Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh:
- Các nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng và mạt bụi.
- Chất kích ứng như mùi mạnh từ nước hoa hoặc dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí, tình trạng ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ và các nguồn khác có thể gây cơn suyễn.
Một số nguyên nhân khác:
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh và cảm cúm.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc độ ẩm.
- Trạng thái cảm xúc mạnh như lo lắng, cười, buồn hoặc căng thẳng.
- Dị ứng thuốc.
- Dị ứng với chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfites, được tìm thấy trong những thứ như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh và chanh đóng chai.
Điều trị bệnh hen suyễn
Khi nhận thấy dấu hiệu sớm và nghi ngờ của bệnh hen suyễn, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Hiện tại không có cách chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn hen suyễn, phương pháp điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng hiệu quả để bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tùy cơ địa và tình trạng bệnh mà bệnh nhân hen suyễn được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị khác nhau. Sử dụng thuốc uống dạng viên hoặc các loại thuốc phun hít.
Thuốc suyễn có hai loại, thuốc có tác dụng nhanh để kiểm soát các triệu chứng của cơn hen cấp tính và thuốc kiểm soát dài hạn kiểm soát cơn suyễn ít hơn và nhẹ hơn.
Lưu ý, tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, sử dụng đúng cách các loại thuốc trị bệnh dạng phun hít. Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Tránh các tác nhân gây hen suyễn, thường xuyên thể dục nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng hợp lý, kết hợp thiện các bài tập thở để giảm bớt các triệu chứng và giảm phụ thuộc vào thuốc hơn.
Bệnh hen suyễn nếu không được chẩn đoán và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ và nhận thấy dấu hiệu bệnh, hãy thực hiện tầm soát và điều trị bệnh hen suyễn kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm: