Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD là gì?
COPD là gì? Nó là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây ra từ từ, không được phục hồi. Ở giai đoạn nặng, bệnh hầu như không hồi phục ngay cả khi được điều trị.
Về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp thường gặp khiến cho người mắc bệnh cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn có thể làm chậm tiến triển và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Các triệu chứng hô hấp mạn tính và sự giới hạn thông khí của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra bởi sự bất thường của đường dẫn khí và/ hoặc phế nang thường do sự phơi nhiễm với một lượng đáng kể những phân tử và khí độc hại…
Làm sao để phòng tránh bệnh?
Trước hết, chúng ta cần biết các tác nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì. Theo GOLD 2019, yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hàng đầu trên toàn thế giới là do hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chỉ ra là người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số nguyên nhân gây bệnh được liệt kê như sau:
- Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Khói hóa chất.
- Bụi bặm
- Ô nhiễm môi trường ngoài trời
- Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu
- Bụi nghề nghiệp, hóa chất
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ
Bệnh COPD thường phát triển chậm nên đa số các trường hợp được chẩn đoán ở những người tuổi từ 40 trở lên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh sử và tiền căn gia đình của bạn, kết hợp với kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể hỏi bạn có hút thuốc lá hoặc có tiếp xúc với chất kích thích phổi, chẳng hạn như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hơi hóa chất hoặc bụi. Bác sĩ cũng sẽ khám bệnh bằng cách sử dụng một ống nghe để nghe thở khò khè hoặc các âm thanh bất thường khác trong phổi để chẩn đoán chính xác bệnh tình. Nếu cảm thấy mình khó thở, mệt mỏi thì hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.