Bệnh suy giáp: Hiểu rõ để phòng tránh
Suy giáp có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở phụ nữ trên 60 tuổi. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây dị tật bẩm sinh, hôn mê phù niêm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh suy giáp là gì?
Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.
Nồng độ hormon tuyến giáp thấp sẽ dẫn đến các triệu chứng, gồm:
- Mệt mỏi.
- Béo phì.
- Táo bón.
Nguyên nhân gây bệnh suy giáp
Nguyên nhân phổ biến
Suy giáp xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, gồm:
- Bệnh tự miễn Hashimoto là nguyên nhân phổ biến gây suy giáp. Đây là một chứng rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo kháng thể tấn công các mô khỏe mạnh.
- Phẫu thuật tuyến giáp: phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần tuyến giáp có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone.
- Xạ trị: bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư vùng đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp gây suy giáp.
- Viêm tuyến giáp: xảy ra khi tuyến giáp bị viêm do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh khác. Viêm tuyến giáp có thể kích hoạt tuyến giáp giải phóng tất cả hormone cùng một lúc. Điều này khiến tuyến giáp hoạt động hết công suất nhưng sau đó lại hoạt động kém.
- Thuốc: một số loại thuốc có thể dẫn đến suy giáp, chẳng hạn như lithium dùng để điều trị rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân ít phổ biến hơn
- Suy giáp bẩm sinh: xuất hiện với tỷ lệ 1/1700 – 1/3500, tương đương 1700 – 3000 trẻ sinh ra có 1 bé mắc bệnh.
- Thiếu hoặc ăn quá nhiều i-ốt: cung cấp thừa hoặc không đủ i-ốt có thể ảnh hưởng đến khả năng tuyến giáp sản xuất hormone.
- Rối loạn tuyến yên: rối loạn thường do khối u ở tuyến yên gây ra.
- Thai kỳ: một số trường hợp mắc suy giáp trong hoặc sau khi mang thai. Suy giáp xảy ra trong thai kỳ nhưng không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tiền sản giật. Tiền sản giật khiến huyết áp tăng đáng kể trong 3 tháng cuối thai kỳ. Suy giáp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Triệu chứng của bệnh suy giáp
Các triệu chứng của suy giáp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường tiến triển chậm, có thể kéo dài vài năm.
Triệu chứng thường gặp
Ban đầu, suy giáp chủ yếu gây mệt mỏi, tăng cân nhưng khi quá trình trao đổi chất chậm lại, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu rõ hơn. Các triệu chứng suy giáp gồm:
- Mệt mỏi.
- Nhạy cảm với thời tiết lạnh.
- Táo bón.
- Da khô.
- Tăng cân.
- Mặt sưng.
- Giọng khàn.
- Yếu cơ.
- Đau cơ và cứng khớp.
- Kinh nguyệt không đều.
- Tóc thưa, mỏng, khô.
- Nhịp tim chậm.
- Trầm cảm.
- Gặp vấn đề về trí nhớ.
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc suy giáp. Trẻ sinh ra không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp không hoạt động bình thường, các triệu chứng thường chưa xuất hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, suy giáp nếu không được chẩn đoán, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện gồm.
- Trẻ chán ăn.
- Tăng trưởng kém.
- Tăng cân kém.
- Vàng da.
- Táo bón.
- Trương lực cơ kém.
- Da khô.
- Tiếng khóc khàn.
- Thoát vị rốn.
Suy giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, ngay cả trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần.
Triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên
Triệu chứng suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như người lớn, gồm:
- Chậm tăng trưởng dẫn đến tầm vóc ngắn.
- Răng phát triển chậm.
- Dậy thì muộn.
- Trí tuệ kém phát triển.
Kết luận
Suy giáp là một bệnh lý nội tiết phổ biến nhưng có thể quản lý tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của suy giáp giúp bạn nhận biết và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của suy giáp. Đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.