[Phần 2] Bệnh suy giáp: Triệu chứng và những điều cần biết
Suy giáp là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Đây là một trong những bệnh phổ biến liên quan đến tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!
Bệnh suy giáp và nguyên nhân gây bệnh
Suy giáp là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam.
Suy giáp không được điều trị sẽ dẫn đến các hậu quả nghêm trọng như: suy tim, biến cố mạch vành. Phụ nữ mang thai bị suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh, sẩy thai, sinh non, thậm chí trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển trí tuệ.
Suy giáp không được điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh quy giáp:
- Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto: Voiêm giáp Hashimot, viêm gan sau sinh, kháng thể kháng thụ thể TSH;
- Ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc: iode, lithium, interferon, metoclopropamide, domperidon,…
- Điều trị bức xạ;
- Sau khi điều trị bệnh cường giáp;
- Bẩm sinh, di truyền.
Những đối tượng thường gặp bệnh tuyến giáp, cụ thể:
- Nữ giới, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản;
- Mới vừa mang thai và sinh con;
- Tuổi cao;
- Tiền sử gia đình mắc bệnh lý tuyến giáp;
- Đồng mắc bệnh tự miễn khác;
- Sau điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt tuyến giáp;
- Sống ở vùng dịch tễ thiếu iod;
- Sử dụng một số thuốc nội khoa có thể có tác dụng ngoại ý trên tuyến giáp.
Phụ nữ trong độ tuổi mang thai và vừa sinh con là đối tượng dễ mắc bệnh
Triệu chứng, dấu hiệu suy giáp thường gặp
Trong giai đoạn đầu, những biểu hiện của bệnh không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan và chỉ thực sự bắt đầu điều trị khi tình trạng suy giáp đã tiến triển và hệ quả là ảnh hưởng đến các chức năng sống khác của người bệnh.
Biểu hiện cận lâm sàng cho thấy nồng độ hormone giáp trong máu (FT3; FT4) trong giới hạn bình thường và nồng độ TSH tăng nhẹ.
Các dấu hiệu phổ biến của bệnh suy giáp, cụ thể:
- Mệt mỏi, buồn ngủ, trầm cảm;
- Không chịu được lạnh, da khô, tóc và móng tay yếu, dễ gãy rụng;
- Tăng cân hoặc khó giảm cân mặc dù đang ăn kiêng và tập thể dục;
- Vấn đề với hệ tiêu hóa, thường xuyên táo bón;
- Rối loạn chức năng sinh dục, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt ở nữ và giảm ham muốn tình dục ở nam giới;
- Đau mỏi cơ, khớp, hay bị chuột rút.
Mệt mỏi, buồn ngủ và thậm chí trầm cảm cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giáp
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
1. Bướu giáp
Mặc dù đa phần bướu giáp không gây khó chịu nhiều lắm nhưng có những bệnh nhân được phát hiện bướu giáp rất lớn, gây chèn ép thực quản dẫn đến khó nuốt, cảm giác nuốt nghẹn hoặc đè vào khí quản gây khó thở. Một số bệnh nhân khác không gặp phải các triệu chứng nói trên nhưng lại quan ngại về vấn đề thẩm mỹ khi thấy vùng cổ của mình to ra bất thường.
2. Bệnh tim mạch
Khi suy giáp, không đủ hormone giáp dẫn đến lipid có xu hướng tích tụ lại, trong đó có một loại lipid “xấu” là LDL-C (low-density lipoprotein cholesterol). Loại cholesterol này bám vào thành mạch máu của bạn, tích tụ dần mỗi ngày một ít cho đến khi đủ lớn để tạo nên tình trạng gọi là xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa cấu tạo chủ yếu bởi lipid này gây hẹp lòng mạch máu, làm máu lưu thông qua khó khăn hơn.
Đến thời điểm nào đó, khối lipid nói trên bị nứt vỡ, tiểu cầu (những tiểu phần nhỏ trong máu đóng vai trò cầm máu) bám vào tạo cục máu đông với kích thước tăng dần, khi đến mức đủ lớn sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu. Khi cơ quan mà mạch máu đó dẫn vào không còn nhận được máu nữa, tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất để tồn tại xảy ra, hậu quả là tế bào bị hoại tử. Khi điều này xảy ra tại động mạch vành (mạch máu nuôi tim), bạn sẽ bị nhồi máu cơ tim. Nếu hiện tượng này xảy ra ở mạch máu não, bạn sẽ bị tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ.
3. Giảm sút sức khỏe tâm thần kinh
Hoạt động chậm chạp hơn bình thường, trầm cảm. Người lớn tuổi thông thường có tình trạng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ dần do sự lão hóa sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, nếu kèm mắc suy giáp, hiện tượng nói trên xảy ra nhanh hơn nhiều.
4. Tăng cân, béo phì
Béo phì lại tiếp tục là yếu tố dẫn đến đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành hay rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ. Tất cả hậu quả này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung.
5. Ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
Phụ nữ ở lứa tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng nếu chức năng tuyến giáp không toàn vẹn. Một tỉ lệ nhất định bệnh nhân vô sinh được cho là có liên quan đến suy giáp, trong đó ảnh hưởng chủ yếu nằm ở quá trình rụng trứng. Nếu sự thụ tinh may mắn thành công và bệnh nhân đã có thai, nguy cơ sảy thai, sinh non ở những đối tượng này vẫn cao hơn người với chức năng tuyến giáp bình thường.
Nếu mẹ bị suy giáp, em bé cũng thiếu hormone giáp theo, dẫn đến não không phát triển được như bình thường, gây chậm phát triển tâm thần, trí tuệ sau khi được sinh ra. Bên cạnh đó, hormone giáp còn đóng vai trò quy định sự tăng trưởng cơ xương nên khi mẹ bị suy giáp, em bé còn có thể giảm phát triển thể chất so với bình thường hay thậm chí khiếm khuyết bẩm sinh hẳn một cơ quan, bộ phận nào đó trên cơ thể. Hiện tại chức năng tuyến giáp là một trong những xét nghiệm sàng lọc thường quy ở phụ nữ mang thai.
6. Bệnh thần kinh ngoại biên
Triệu chứng đau, tê hay dị cảm (cảm giác như có kiến bò, châm chích) dọc theo tay chân.
7. Gãy xương
Một số điều cần lưu ý về bệnh suy giáp
Bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì vậy rất khó nhận biết và mọi người thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng gặp phải.
Phương pháp chuẩn đoán suy giáp thông qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm là cách an toàn, phổ biến giúp bạn kiểm tra tình trạng tuyến giáp và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng hormone thay thế mà tuyến giáp của bạn sản xuất không đủ để đưa mức T4 và TSH của bạn trở lại mức bình thường. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị suy giáp phù hợp.
Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh suy giáp
Giải pháp giúp bạn phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là hãy kiểm tra sức khỏe, thăm khám sàng lọc suy giáp định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt, đặc biệt là các đối tượng người cao tuổi và phụ nữ.
Tham gia chương trình “KIỂM TRA và TƯ VẤN SỨC KHOẺ” miễn phí tại hệ thống nhà thuốc Pharmacity để nâng cao kiến thức, nhận thức và giải pháp để bảo vệ và phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả. Cập nhật thông tin tại đây.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có thể xem thêm: