Bệnh suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
rước tiên chúng ta cần biết suy thận giai đoạn cuối là gì? Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng của bệnh suy thận mạn tính. Khi chức năng thận còn lại dưới 15% chức năng bình thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh suy thận giai đoạn cuối trong bài viết dưới đây.
Suy thận giai đoạn cuối là gì?
Suy thận giai đoạn cuối – tình trạng bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng nhất. Lúc này, thận chỉ hoạt động dưới 15% so với người khỏe mạnh, không còn đủ khả năng để đáp ứng được đúng chức năng thanh lọc, đào thải của cơ thể. Thông thường, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến giai đoạn cuối mất khoảng 20 – 50 năm.
Suy thận giai đoạn cuối là khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận giảm trên 90%, độ lọc cầu thận giảm dưới 15ml/phút và nồng độ ure trong máu cao.
Người bệnh suy thận giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Tiểu ít, có thể vô niệu.
- Tiểu ra máu, nước tiểu có thể lẫn đạm.
- Đau nhức vùng thắt lưng.
- Thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, buồn nôn, chán ăn.
- Da khô, sạm đen.
- Phù.
- Ngứa ngáy, mất ngủ.
- Giảm ham muốn tình dục.
Mức độ nguy hiểm của suy thận giai đoạn cuối tới sức khoẻ
Suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Tăng huyết áp
Suy thận có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Thận có vai trò tiết ra enzyme giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi suy thận giai đoạn cuối, enzyme này có thể bị kích thích, gây tăng huyết áp.
Bí tiểu và có thể vô niệu
Người bệnh suy thận đến giai đoạn cuối thì chức năng lọc máu và đào thải chất độc của thận giảm. Lúc này, chất thải sẽ ứ đọng trong cơ thể, làm giảm khả năng tiểu tiện và gây phù nề.
Vấn đề về xương khớp, thiếu máu, giảm nhu cầu tình dục
Thận có khả năng kích thích tiết hormone trong cơ thể. Vì vậy, người suy thận giai đoạn cuối sẽ bị rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề về xương khớp, gây thiếu máu hoặc giảm nhu cầu tình dục.
- Biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần
Thận không đảm bảo chức năng sẽ gây rối loạn cân bằng nước – điện giải trong cơ thể, dẫn đến biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần.
Cách phòng ngừa suy thận giai đoạn cuối
Suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Khi đã được chẩn đoán là suy thận thì không thể điều trị khỏi được tuy nhiên có thể áp dụng một số phương pháp điều trị nhằm làm chậm quá trình tiến triển dẫn đến suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế.
Với tiến bộ trong y học hiện nay, người bệnh suy thận nếu được thăm khám và theo dõi định kỳ có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể áp dụng các phương pháp thay thế lọc máu, lọc màng bụng hay ghép thận… giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ngoài ra, việc tiên lượng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo, việc tuân thủ điều trị.
Một số phương pháp điều trị suy thận
- Chế độ ăn: nhạt, giảm đạm (mức độ tùy giai đoạn bệnh thận)
- Bổ sung đạm dành cho người suy thận (tùy giai đoạn)
- Dùng thuốc làm chậm tiến triển bệnh thận.
- Đối với những người bệnh phải dùng thuốc do có các bệnh lý mạn tính khác cần điều chỉnh một số thuốc ít ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.
- Bệnh thận giai đoạn cuối: điều trị thay thế lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận kèm điều trị một số triệu chứng do biến chứng mạn tính của bệnh thận.
Không có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn bệnh suy thận, mọi người chỉ có thể áp dụng các phương pháp duy trì lối sống lành mạnh để giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:
- Uống đủ nước.
- Nếu có các bệnh lý nền, bệnh lý đồng mắc thì cần kiểm soát tốt: huyết áp, đường huyết….
- Thường xuyên tập thể dục.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả… vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều muối.
- Kiểm soát lượng protein và kali nạp vào cơ thể
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, không chủ quan với những bất thường của cơ thể.
- Tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về Bệnh suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không? Hi vọng sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình của bạn. Dù bạn hay người thân của bạn đang đối mặt với suy thận giai đoạn cuối, hãy luôn chăm sóc tốt cho bản thân, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.