Cách chăm sóc cho người bị suy thận giai đoạn cuối
Suy thận giai đoạn cuối (suy thận giai đoạn 5) là giai đoạn bệnh vô cùng nguy hiểm, không chỉ làm mất chức năng thận mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan lân cận khác. Bài viết sau cung cấp thông tin hữu ích giúp kiểm soát tốt suy thận giai đoạn cuối.
Những điều cần biết về suy thận giai đoạn cuối
Nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn tính giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường khiến glucose không được phân hủy chính xác, dẫn đến tổn thương các nephron trong thận. Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực trên các mạch máu nhỏ trong thận, gây hỏng các cơ chế lọc máu.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây suy thận mạn tính giai đoạn cuối bao gồm tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận, tăng kích thước tuyến tiền liệt hoặc ung thư, viêm cầu thận và trào ngược dịch niệu quản. Bất thường bẩm sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Điều quan trọng là nhận biết và điều trị các nguyên nhân này kịp thời để ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Cách chăm sóc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
Tình trạng trữ nước trong cơ thể có khả năng khiến cân nặng của bạn tăng nhanh chóng. Do đó, thường xuyên theo dõi trọng lượng cũng là một cách giúp bạn kiểm soát bệnh thận giai đoạn cuối.
Lúc này, thực đơn hàng ngày của bệnh nhân nên:
- Tăng lượng thức ăn
- Giảm thực phẩm giàu chất đạm
- Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri, kali như chuối, cam, socola, các loại hạt, bơ đậu phộng, cải bó xôi, bơ
- Giảm chất lỏng như nước, canh,…
Bệnh thận giai đoạn cuối có khả năng gây tử vong cao bằng cách kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác, làm ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bạn cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp ngay từ đầu để ngăn ngừa các bệnh về thận tiến triển đến giai đoạn này.
Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, lành mạnh
Việc ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, vận hành hiệu quả. Lượng muối được khuyến nghị đối với người bệnh suy thận mạn là 5 – 6g mỗi ngày, tương đương với một muỗng cà phê.
Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin, chất xơ hay protein cần thiết. Người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu kali, natri, photpho, đồ ăn đóng hộp hay thức ăn nhanh chứa nhiều muối, dầu mỡ và chất tạo ngọt để tránh gây béo phì, tăng huyết áp hay đái tháo đường cũng như các bệnh lý khác liên quan đến quá trình suy thận.
Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hàng ngày
Do chức năng lọc máu của thận giảm, bệnh nhân suy thận mạn cần kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày, tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường hay cơ địa, đặc biệt phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mãn.
Thông thường, lượng chất lỏng được khuyến nghị là 2 lít mỗi ngày, tương đương với 8 ly nước bao gồm nước uống trực tiếp, nước trong các món ăn, trái cây, rau củ.
Kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp thường xuyên
Bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt là người có các bệnh khác như béo phì, đái tháo đường hay cao huyết áp, cần kiểm tra định kỳ lượng đường có trong máu cũng như huyết áp của mình. Điều này sẽ giúp người bệnh theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh hợp lý lượng đường, muối trong khẩu phần ăn và giảm tải áp lực lọc máu cho thận.
Duy trì thể trạng cân đối, vận động hợp lý
Việc vận động hợp lý và thường xuyên sẽ giúp duy trì thể trạng cân đối, khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình suy thận.
Tránh xa thuốc lá
Là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu để đào thải độc tố, thận sẽ phải hoạt động nhiều để có thể đào thải lượng chất độc có trong thuốc lá. Điều này làm đẩy nhanh quá trình suy thận. Do đó, người bệnh cần chủ động bỏ thuốc lá, người nhà cũng nên hạn chế sử dụng để tránh người bệnh hút thuốc thụ động.
Tránh lạm dụng thuốc
Các loại thuốc giảm đau, kể cả thuốc giảm đau không có steroid (NSAID) cũng tạo thêm gánh nặng cho thận để đào thải các chất này ra khỏi cơ thể, đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ và tránh lạm dụng những loại thuốc này để đảm bảo sức khỏe mà vẫn không gây áp lực lên thận.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ và người bệnh nắm được diễn biến của quá trình suy thận và từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện và làm chậm diễn tiến của bệnh.