Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bệnh Crohn: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Crohn là tình trạng viêm ruột xuyên thành mạn tính, còn gọi là viêm ruột từng vùng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hoá như ruột non, ruột già.
Bệnh Crohn – Viêm ruột từng vùng
Tổng quan chung
Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn căn bệnh Crohn nhưng các biện pháp chăm sóc và điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và thậm chí mang lại sự thuyên giảm lâu dài.
Triệu chứng
Bệnh Crohn có thể gây ra các triệu chứng khác nhau ở mỗi người tùy vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng chính thường gặp là:
- Tiêu chảy, có thể có máu.
- Đau quặn bụng (hạ sườn phải, hố chậu phải).
- Mệt mỏi.
- Sốt.
- Chán ăn và sút cân.
- Cảm giác muốn đi đại tiện mặc dù ruột đã trống rỗng.
Các triệu chứng khác của bệnh Crohn là:
- Thiếu máu.
- Táo bón.
- Đau khớp.
- Mắt đỏ hoặc đau.
- Biểu hiện da: loét miệng, sưng nướu, ban đỏ nút, viêm mủ da.
- Khối u hố chậu trái.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh Crohn đến nay vẫn chưa được xác định. Bệnh từng được nghi ngờ là do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng gây nên, tuy nhiên hiện nay các bác sĩ cho rằng dù những yếu tố này khiến tình trạng bệnh nặng hơn nhưng không phải nguyên nhân chính của bệnh. Các yếu tố di truyền và hệ miễn dịch có vai trò nhất định trong việc khiến bệnh phát triển, cụ thể:
- Hệ miễn dịch: Nhiều giả thuyết cho rằng một số virus, vi khuẩn có khả năng kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ miễn dịch chống lại tác nhân xâm nhập sẽ xảy ra phản ứng bất thường và tấn công luôn cả các tế bào của đường tiêu hóa.
- Di truyền: Căn bệnh Crohn thường xảy ra phổ biến hơn ở các gia đình có thành viên mắc bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn bao gồm:
- Tuổi tác. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất là khoảng 30 tuổi.
- Chủng tộc. Mặc dù bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm chủng tộc nào, nhưng người ta thấy rằng người da trắng và người gốc Đông Âu (Ashkenazi) có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh Crohn đang gia tăng ở những người da đen sống ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh.
- Tiền sử gia đình. Có đến 1/5 người mắc bệnh Crohn có thành viên gia đình mắc bệnh này.
- Hút thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và quan trọng nhất để phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ người bệnh phải phẫu thuật cao hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid.
- Nếu người bệnh sống ở khu vực thành thị hoặc công nghiệp, có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh Crohn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm chế biến sẵn đóng một vai trò quan trọng khiến nguy cơ mắc bệnh Crohn tăng lên.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sử dụng một số loại xét nghiệm để chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu nhất định về các vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu máu và viêm.
- Xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ phát hiện máu trong đường tiêu hóa của bạn.
- Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi để có hình ảnh tốt hơn bên trong đường tiêu hóa trên của bạn.
- Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi để kiểm tra ruột già.
- Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT và quét MRI
- Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô hoặc sinh thiết trong quá trình nội soi hoặc soi ruột kết để xem xét kỹ hơn mô đường ruột của bạn.
Khi bác sĩ đã hoàn thành việc xem xét tất cả các xét nghiệm cần thiết và loại trừ các lý do, thì lúc đó bác sĩ sẽ kết luận rằng bạn có mắc bệnh Crohn hay không?
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiếp tục yêu cầu các xét nghiệm này nhiều lần nữa để tìm kiếm các mô bệnh và xác định bệnh đang tiến triển như thế nào.
Phòng ngừa bệnh
Bệnh Crohn có thể được phòng ngừa tối ưu nhất bằng cách chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Ngoại trừ những người có các yếu tố rủi ro như người trong gia đình có bệnh sử viêm ruột mạn tính từng vùng, thuộc nhóm tuổi dễ bị mắc bệnh… thì hệ miễn dịch yếu là yếu tố gia tăng khả năng bị bệnh Crohn cao hơn bình thường.
Việc thay đổi thói quen sống, bao gồm giữ gìn vệ sinh môi trường sống, xây dựng nền sức khỏe tốt cho cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp… hạn chế được việc bị vi khuẩn xấu xâm nhập vào và làm tổn thương cơ thể.
Bên cạnh đó, bảo vệ và duy trì sức khỏe tiêu hóa ở mức ổn định giúp bạn có thể phòng tránh hiệu quả các loại bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Bạn cần có một chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, và luôn đảm bảo các loại thực phẩm tiêu thụ vào trong thể hợp vệ sinh. Hạn chế tình trạng bỏ bữa, ăn không điều độ hoặc tiêu thụ quá nhiều các chất béo xấu, dầu mỡ không cần thiết.
Điều trị bệnh Crohn như thế nào?
Hiện tại không có cách chữa bệnh Crohn khỏi hoàn toàn và không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả người bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm gây ra các triệu chứng của người bệnh, hạn chế biến chứng, thuyên giảm các triệu chứng lâu dài.
- Thuốc chống viêm. Các loại thuốc này làm giảm viêm, nhưng chúng nhắm vào hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cũng tạo ra các chất gây viêm. Đối với một số người, nếu kết hợp các loại thuốc này lại thì hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng đơn lẻ một loại thuốc đơn thuần.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
- Thuốc kháng sinh có thể làm giảm lượng thoát nước và đôi khi chữa lành lỗ rò và áp xe ở những người mắc bệnh Crohn. Một số nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng thuốc kháng sinh giúp giảm vi khuẩn đường ruột có hại có thể đóng vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch đường ruột, dẫn đến viêm.
- Chống tiêu chảy. Một chất thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy nhẹ đến trung bình bằng cách làm tăng số lượng phân lên.
- Thuốc giảm đau. Đối với cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (Tylenol, các loại khác) – nhưng không phải là thuốc giảm đau thông thường khác, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen natri (Aleve).
- Bổ sung sắt. Nếu người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính, có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và cần phải bổ sung sắt.
- Bệnh Crohn gây thiếu vitamin B-12, do đó người bệnh có thể được chỉ định tiêm Vitamin B-12, do Vitamin B-12 giúp ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bình thường và rất cần thiết cho chức năng của dây thần kinh.
- Bổ sung canxi và vitamin D.
Như vậy, không thể điều trị bệnh Crohn hoàn toàn, bệnh nhân chỉ có thể điều trị để giảm viêm, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Dù sau điều trị, người bệnh không còn triệu chứng thì vẫn cần theo dõi, tái khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh tái phát.