Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chậm kinh là gì? Những điều cần biết về chậm kinh
Chậm kinh là tình trạng thường gặp phổ biến ở chị em phụ nữ, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Chậm kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phái nữ. Chậm kinh còn có thể là báo hiệu cho sự bất thường của sức khỏe ở chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu về chậm kinh và những điều cần biết về vấn đề này qua bài viết sau.
Tổng quan chung
Chậm kinh (hay trễ kinh) là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, chỉ tình trạng đã đến kỳ hành kinh nhưng mãi chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại được coi là trễ kinh. Những trường hợp không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 kỳ kinh liên tiếp mà không mang thai được gọi là vô kinh.
Một số chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài cùng một số ngày mỗi tháng. Những phụ nữ này có thể dự đoán chính xác ngày bắt đầu có kinh. Những phụ nữ khác có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau một chút mỗi tháng. Kinh nguyệt của bạn vẫn được coi là đều đặn miễn là nó đến sau mỗi 21 đến 35 ngày.
Triệu chứng của chậm kinh
Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên một chu kỳ kéo dài từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Số ngày hành kinh ở mỗi chu kỳ khoảng 2-7 ngày. Lượng máu kinh mất đi khoảng 50-150ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, hơi dính và có nhỏ có cục nhỏ.
Dấu hiệu chính của trễ kinh là không thấy kinh nguyệt xuất hiện đúng chu kỳ như bình thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây trễ kinh mà chị em có thể gặp những triệu chứng khác nhau như:
- Đau đầu
- Đau vùng xương chậu
- Mụn trứng cá
- Rụng tóc
- Rậm lông, nhất là ở mặt.
Nguyên nhân chậm kinh
- Mang thai: Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất của trễ kinh. Nếu chị em bị trễ kinh khoảng 1 tuần sau khi phát sinh quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, nhiều khả năng chị em đã mang thai. Lúc này chị em có thể xác định việc mang thai bằng cách dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu, hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG.
Mang thai có thể là lý do khiến bạn trễ kinh nếu bạn có phát sinh quan hệ trước đó
- Cho con bú: Phụ nữ có thể có kinh ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh trong suốt thời gian cho con bú, nhất là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế nhiều chị em nghĩ rằng việc cho con bú là một phương pháp tránh thai.
- Stress, căng thẳng trong thời gian dài: Bị stress, căng thẳng trong thời gian dài có thể gián tiếp loại bỏ các hormone và làm ức chế sự rụng trứng khiến chu kỳ kinh của nữ giới bị ảnh hưởng với dấu hiệu điển hình là chậm kinh.
- Dùng thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như: nội tiết, giảm cân,… nếu được dùng dài ngày có thể sinh ra hiện tượng chậm kinh ở nữ giới. Thường thì tình trạng này sẽ được cải thiện khi ngưng dùng thuốc một thời gian.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thế gây ra nhiều tác dụng phụ như: đau bụng dưới, ngực căng tức, buồn nôn,… và trong đó có chậm kinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do thành phần của thuốc có chứa Estrogen và Progesterone làm ức chế và ngăn chặn quá trình rụng trứng. Mặt khác, thành phần domperidone có trong thuốc tránh thai còn làm giảm corticosteroid khiến cho tình trạng rụng trứng bị chậm trễ nên kỳ kinh tiếp sau đó cũng khó tránh khỏi bị chậm.
- Giảm cân quá mức: Sụt cân nhanh chóng do ăn kiêng hoặc tập luyện thể dục, thể thao quá sức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể thiếu chất béo cũng như các chất dinh dưỡng khác sẽ không thể sản xuất hormone như bình thường, gây ra những rối loạn trong kỳ kinh hoặc thậm chí khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ cơ thể ở mức cân nặng ổn định sẽ giúp kỳ kinh nguyệt ổn định như ban đầu.
- Mãn kinh sớm: Hầu hết phụ nữ thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi khoảng 45-55 tuổi. Nếu xuất hiện các triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là mãn kinh sớm, nghĩa là suy buồng trứng sớm, có thể chậm vài kỳ kinh và cuối cùng là ngừng hẳn kinh nguyệt.
Đối tượng nguy cơ
Thông thường, vấn đề chậm kinh sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn đối với các đối tượng phụ nữ sau:
- Giảm hoặc tăng cân quá mức
- Căng thẳng
- Thay đổi lịch trình giấc ngủ của bạn (làm việc theo ca, đi du lịch, v.v.)
- Cho con bú
- Sử dụng ma túy
- Tập luyện, vận động quá mức
- Phụ nữ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Người mắc bệnh phụ khoa
- Phụ nữ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường
Chẩn đoán
Khi chẩn đoán chậm kinh bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng kinh nguyệt chị em gặp phải, khai thác tiền sử bệnh lý bản thân và bệnh sử gia đình. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa nhằm kiểm tra những bất thường ở cơ quan sinh sản.
Vì những bất thường kinh nguyệt có liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể, do đó bác sĩ có thể yêu cầu chị em thực hiện xét nghiệm máu để cho những kết quả về việc có mang thai hay không, kiểm tra chức năng buồng trứng, chức năng tuyến giáp, xác định nồng độ nội tiết tố nam, prolactin… trong cơ thể.
Tùy vào những triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chỉ định chị em tham gia một số kiểm tra khác để tăng độ chính xác của chẩn đoán như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Phòng ngừa bệnh
Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như tập thể dục quá nhiều hoặc ăn quá ít, có thể gây ra chậm kinh, do đó bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Nếu bạn không thể làm giảm căng thẳng, hãy nhờ đến gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ.
Điều trị chậm kinh như thế nào?
Việc điều trị tình trạng chậm kinh phụ thuộc vào nguyên nhân được tìm thấy. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể hướng dẫn chị em sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone để khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trễ kinh do bệnh lý tuyến giáp hoặc tuyến giáp có thể điều trị nội khoa. Nếu có khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn có thể tiến hành phẫu thuật.
Lưu ý rằng, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chậm kinh nguyệt đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc bất kỳ phương pháp điều trị dân gian đồn miệng nào bởi có thể làm tình trạng rối loạn kinh nguyệt càng trầm trọng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề chậm kinh ở phụ nữ đến bạn đọc. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để am hiểu về tình trạng sức khỏe của bản thân.