Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Cholesterol máu cao là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Cholesterol máu cao là một trong những yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên,… Do vậy, kiểm soát ngăn ngừa cholesterol máu cao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tim mạch.
Tổng quan chung
Trong y học, cholesterol là một loại chất béo có trong máu và các tế bào khác nhau trong cơ thể và được gan sản xuất một các tự nhiên. Đây là một chất cần thiết trong quá trình hình thành các màng tế bào, sản xuất hormone nội tiết tố cùng một vài chức năng khác trong cơ thể.
Cholesterol trong máu cao hay tăng cholesterol máu được hiểu là sẽ tình trạng nồng độ cholesterol có trong máu có dấu hiệu cao hơn mức cho phép. Nếu nồng độ cholesterol máu cao kéo dài và liên tục thì các nguy cơ, biến chứng tiêu cực với sức khỏe có thể xảy ra với người bệnh.
Triệu chứng
Có một sự thật là Cholesterol máu cao thường không có triệu chứng. Nó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tức là mỡ máu cao xảy ra trong một thời gian dài mà không thể nhận biết được. Cho đến khi nó gây ra biến chứng mới được phát hiện, ví dụ như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Cholesterol máu cao thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hoặc chuyển hóa khác. Vì vậy mà việc kiểm tra các chỉ số mỡ máu thường xuyên là rất quan trọng.
Nhưng trong trường hợp bạn bị tăng cholesterol máu di truyền, bạn có thể có các triệu chứng rõ ràng hơn. Bao gồm:
- U vàng gân (tendon xanthomata): Tình trạng sưng trên đốt ngón tay, đầu gối hoặc gân Achilles ở phía sau mắt cá nhân.
- Ban vàng (xanthelasma): Cục cholesterol nhỏ, màu vàng ở mí mắt trên hoặc dưới.
- Vòng cung giác mạc (arc cornea): Vòng màu trắng nhạt xung quanh mống mắt.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng cholesterol trong máu cao, song, phổ biến nhất là:
- Do ảnh hưởng của tình trạng béo phì, thừa cân không kiểm soát.
- Người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo no, ăn đồ ăn chiên dầu, đồ ăn nhanh,..
- Lười vận động và tập thể dục khiến lượng chất béo và calo dư thừa không được tiêu thụ mà dự trữ ngày một nhiều trong cơ thể.
- Phụ nữ sau mãn kinh, người trung niên là những đối tượng có nguy cơ bị cholesterol cao.
- Yếu tố di truyền ảnh hưởng do trong gia đình có người bị mắc cholesterol trong máu cao. Bố hoặc mẹ có thể truyền lại cho con cái nếu họ bị tình trạng này.
- Người bệnh thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt, các chất kích thích,…
- Do ảnh hưởng từ một số loại thuốc trong điều trị bệnh lý.
- Do người bệnh mắc phải các bệnh lý mạn tính trước đó như tiểu đường, huyết áp cao,…
Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Chế độ ăn không hợp lý, giàu chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa
- Béo phì
- Chu vi vòng eo lớn
- Ít tập thể dục
- Hút thuốc lá
- Đái tháo đường
Chẩn đoán
Bạn cần kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi năm một lần kể từ năm 18 tuổi, nhất là khi gia đình có người bị cholesterol máu cao.
Chẩn đoán mỡ máu cao khi kết quả xét nghiệm của bạn vượt quá trị số tham chiếu:
- Cholesterol toàn phần: > 5,2 mmol/L (200 mg/dL).
- Cholesterol LDL: > 3,4 mmol/L (100 mg/dL).
- Cholesterol HDL: < 0,9 mmol/L (40 mg/dL).
- Triglyceride: > 1,7 mmol/L (150 mg/dL).
Lưu ý: Ngưỡng tham chiếu này có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác, ví dụ: xét nghiệm đường huyết, chức năng thận hay chức năng tuyến giáp.
Phòng ngừa bệnh
Có thể giảm Cholesterol trong máu bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng, ít chất béo bão hòa, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và cắt giảm rượu, duy trì cân nặng lý tưởng. Người lớn khỏe mạnh nên kiểm tra mỡ máu mỗi năm hoặc thường xuyên hơn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các yếu tố nguy cơ khác.
- Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng
Thay chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chế độ ăn nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mỡ máu cao. Các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu, bơ và dầu thực vật có thể làm giảm cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL.
- Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên
Ở người lớn nên dành thời gian tập thể dục thể thao với cường độ trung bình khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao có thể tham gia như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội,…
- Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc là một trong những khuyến cáo chính của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, để phòng ngừa mỡ máu cao và bệnh tim mạch. Sau 15 năm không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của một người từng hút thuốc tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc. Việc hút thuốc lá sẽ làm tổn thương các mạch máu và làm giảm HDL cholesterol.
- Hạn chế uống rượu
Uống quá nhiều rượu, được định nghĩa là nhiều hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly đối với phụ nữ, có thể làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 xem xét tác động của rượu đối với mỡ máu cao và bệnh tim, phát hiện ra rằng tác động của rượu đối với sức khỏe tổng thể rất khác nhau, tùy thuộc vào lượng và cách thức tiêu thụ.
- Duy trì vóc dáng cân đối
Một người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trong phạm vi thừa cân hoặc béo phì đồng nghĩa với việc cơ thể đang dư thừa chất béo. Điều này sẽ làm chậm quá trình loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do đó, mỗi người nên duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường, đảm bảo chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 24,9.
Điều trị như thế nào?
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Dưới đây là một số thuốc có thể được dùng:
- Statin
Statin có thể ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu. Thuốc statin cũng có thể giúp cơ thể bạn tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch.
- Resin kết nối axit mật
Gan sử dụng cholesterol để tạo ra axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc này hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống và giải phóng vào máu. Thuốc ezetimibe giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với thuốc statin.