Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau bụng là gì? Những điều cần biết về đau bụng
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đau bụng, triệu chứng cần chú ý, nguyên nhân, đối tượng dễ bị ảnh hưởng, cách chẩn đoán và các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Tổng quan chung
Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Nó có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng và vấn đề khác nhau trong cơ thể. Đau bụng vẫn được gọi dưới tên khác như đau dạ dày, đau vùng bụng, bụng đau, đau quặn bụng…
Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài… Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau.
Đau bụng do nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng, viêm ruột thừa… Người bệnh cần đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và điều trị sớm.
Triệu chứng đau bụng cần chú ý
Đau bụng là tình trạng phổ biến, thường sẽ điều trị khỏi. Tuy nhiên, đau bụng có những triệu chứng đi kèm sau đây, mọi người cần chú ý:
- Không thể đại tiện, kèm nôn ói
- Thường xuyên đi tiểu buốt, tiểu rắt
- Đau khi sờ vào bụng
- Cơn đau kéo dài vài giờ
- Khó thở
- Đau ngực
- Đại tiện ra máu hoặc phân đen
- Cơn đau bụng đến đột ngột và đau dữ dội
- Nôn ra máu
- Đau bụng xảy ra ở thai kỳ
- Sốt
Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây đau bụng
- Rối loạn tiêu hóa: Bao gồm khó tiêu, đầy hơi, và ngộ độc thực phẩm.
- Viêm dạ dày: Gây đau bụng kèm buồn nôn, nôn mửa.
- Loét dạ dày tá tràng: Gây ra đau vùng thượng vị, có thể lan ra lưng.
- Viêm tụy cấp: Gây ra đau bụng dữ dội lan ra sau lưng, buồn nôn và nôn mửa.
- Sỏi mật: Gây đau hạ sườn phải, đặc biệt sau khi ăn.
- Viêm ruột thừa: Đau ở vùng bụng dưới bên phải, thường kèm theo sốt và buồn nôn.
Đối tượng nào dễ bị đau bụng
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị đau bụng bao gồm:
- Trẻ em: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.
- Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa yếu dần, dễ mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
- Người có tiền sử bệnh tiêu hóa: Như viêm dạ dày, viêm tụy, sỏi mật.
Người có lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không khoa học, ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
Đau Bụng Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?
- Việc chẩn đoán đau bụng đòi hỏi sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ, kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hiện đại để xác định nguyên nhân chính xác. Một số phương pháp chẩn đoán phổ biến bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám bụng, hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan khác.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm, chức năng gan, thận và các cơ quan khác.
- Siêu âm bụng: Giúp phát hiện các bất thường về gan, túi mật, tụy và các cơ quan khác trong ổ bụng.
- Nội soi dạ dày, đại tràng: Để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, tá tràng, đại tràng và phát hiện các tổn thương, viêm loét.
CT scan, MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết về các cơ quan trong ổ bụng, giúp phát hiện các khối u, viêm nhiễm, tắc nghẽn.
Cách phòng tránh bị đau bụng
Trừ trường hợp nguyên nhân đau bụng nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn viêm ruột thừa, bạn có thể thay đổi một vài thói quen trong cuộc sống hàng ngày để hạn chế số lần bị đau bụng. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên như sau:
-
Ăn chậm nhai kỹ
Thói quen cắn miếng lớn và không nhai kỹ khi ăn có thể khiến bạn nuốt phải không khí, làm tăng thêm khí cho dạ dày và dẫn đến đau bụng. Do đó nên dành thời gian ăn chậm và nhai kỹ. Điều này cũng giúp não bộ có thời gian để nhận ra tín hiệu đã no, tránh ăn quá nhiều – một lý do khả dĩ gây đau dạ dày.
-
Chia nhỏ các bữa ăn
Một số người bị đau bụng giữa các bữa ăn, nguyên nhân là do không có chất đệm cho axit trong dạ dày. Nếu gặp trường hợp này, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong suốt cả ngày để dạ dày không bị trống rỗng một khoảng thời gian dài.
-
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm béo, chiên, hoặc cay có thể là nguyên nhân của những cơn đau bụng. Chúng có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, tàn phá ruột của bạn và khiến bạn dễ bị táo bón. Do đó, nên chọn thực phẩm bổ dưỡng, ưu tiên rau và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
-
Lắng nghe cơ thể
Nếu nhận thấy dạ dày của mình luôn bị co thắt sau khi uống một ly sữa hoặc ăn một món nào đó, hãy đi khám và trình bày với bác sĩ. Bạn có thể gặp chứng không dung nạp thực phẩm. Nếu bác sĩ tìm được vấn đề trong chế độ ăn uống của bạn, họ sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn phù hợp với sức khỏe hơn.
-
Uống nhiều nước, ít soda
Nước giúp giữ cho thức ăn di chuyển trong ruột dễ dàng. Hãy uống nước thường xuyên ngay cả khi không khác. Không uống soda vì cacbonat có thể gây đau dạ dày và đầy hơi thải khí. Ngoài ra, đồ uống có cồn và cafein cũng có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa của một số người, vì vậy hãy hạn chế dùng nếu bạn thường xuyên bị đau bụng.
-
Rửa tay
Một nguyên nhân phổ biến của đau bụng là viêm dạ dày – ruột, đôi khi là do virus gây ra. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, sốt hoặc đau đầu. Do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn là rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi ở những nơi công cộng.
-
Kiểm soát căng thẳng
Khi căng thẳng, có người tim đập mạnh, có người đổ mồ hôi tay và rất nhiều người bị đau dạ dày. Họ có thể cảm thấy dạ dày quặn lên hoặc dường như bị bóp chặt lại. Vì vậy nên tránh xa những tình huống căng thẳng hết mức có thể. Giảm bớt stress bằng cách tập thể dục, thiền, làm việc yêu thích hoặc đi chơi với bạn bè.
Điều trị như thế nào?
Điều trị đau bụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giảm tiết acid dạ dày hoặc thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là viêm nhiễm.
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng và hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Điều trị nguyên nhân gốc rễ: Điều trị các bệnh lý cơ bản gây đau bụng trên như loét dạ dày, viêm tụy, sỏi mật.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng như viêm ruột thừa hoặc sỏi mật không thể điều trị bằng thuốc.
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến nhưng không nên coi thường vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, thực hiện khám sức khỏe định kỳ và đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn y tế khi có các triệu chứng bất thường. Sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất, hãy chăm sóc nó mỗi ngày.