Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là gì? Những điều cần biết về đột quỵ thiếu máu cục bộ
Đột quỵ thiếu máu cục bộ (hay đột quỵ nhồi máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não bị giảm thiểu hoặc tắc nghẽn, khiến tế bào não chết hàng loạt. Đây là tình trạng y tế cần được can thiệp khẩn cấp trong giờ “vàng” nhằm giúp cứu sống người bệnh và hạn chế biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu về Đột quỵ thiếu máu cục bộ là gì? Những điều cần biết về đột quỵ thiếu máu cục bộ qua bài viết này.
Tổng quan chung
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là căn bệnh nguy hiểm, chiếm khoảng 85% trong các trường hợp đột quỵ não (bên cạnh đột quỵ xuất huyết não).
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là tình trạng xảy ra khi có cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu hoặc mạch máu não bị chít hẹp gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Tình trạng thiếu máu cục bộ ở não sẽ khiến các tế bào não chết hàng loạt do thiếu oxy và dưỡng chất. Nếu kéo dài sẽ gây hoại tử mô não, sau đó hiện tượng phù não có thể xuất hiện trong khoảng 2 đến 4 ngày tiếp theo.
Ước tính, chỉ cần dòng máu lên não ngưng chảy khoảng 10 giây thì tình trạng rối loạn chuyển hóa mô não đã bắt đầu xảy ra. Nếu rối loạn chuyển hóa mô não kéo dài vài phút sẽ khiến hàng triệu tế bào não bị chết. Do đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ là tình trạng cần được can thiệp càng sớm càng tốt.
Triệu chứng
Các biểu hiện của đột quỵ do thiếu máu não cục bộ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của mạch máu bị tắc nghẽn và mức độ của thiếu máu não. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của đột quỵ do thiếu máu cục bộ:
- Tê bì, suy giảm cảm giác hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể hoặc một phần của cơ thể
- Khó nói hoặc khó hiểu ngôn ngữ
- Mất thị lực, thấy mờ hoặc mất thị giác một bên
- Đau đầu nghiêm trọng hoặc chóng mặt
- Mất trí nhớ hoặc khó tập trung
- Nhức đầu nghiêm trọng và không giảm đi sau một thời gian nghỉ ngơi.Mất cảm giác hoặc yếu đi một bên cơ thể
- Mất thăng bằng, khó di chuyển hoặc mất khả năng kiểm soát cơ thể
Nếu bạn hoặc ai đó xung quanh bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ của đột quỵ do thiếu máu cục bộ, hãy lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện sớm và đưa ra điều trị kịp thời có thể cứu sống và giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đột quỵ.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể kể đến như:
- Mảng xơ vữa động mạch lớn gây tác động đến động mạch dẫn đến xuất hiện huyết khối. Hậu quả là khiến tắc nghẽn mạch máu hoặc thuyên tắc một số vị trí khác.
- Đột quỵ xảy ra ở mạch máu nhỏ, dẫn đến hậu quả là gây hiện tượng nhồi máu < 1,5cm trong mạch máu đó.
- Huyết khối ở tim là nguyên nhân gây ra thuyên tắc mạch từ tim, ngoài ra, tình trạng này còn liên quan đến các bệnh về tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim do thấp, thiếu máu cục bộ, hở lỗ bầu dục.
- Đột quỵ có nguyên nhân xác định khác, không thuộc các nguyên nhân nêu trên.
- Đột quỵ nguyên nhân không xác định, dù đã qua các bước thăm khám kĩ càng nhưng vẫn không tìm ra lý do đột quỵ và ngày nay, những trường hợp bệnh này đang dần tăng lên.
Đối tượng nguy cơ
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 88% tất cả các cơn đột quỵ. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.
- Nhiều người bị đột quỵ thiếu máu cục bộ (60 tuổi trở lên), và nguy cơ đột quỵ tăng dần theo độ tuổi.
- Mỗi năm, có khoảng 55.000 phụ nữ đột quỵ, chiếm số lượng nhiều hơn nam giới.
Nhiều người bị đột quỵ có các vấn đề hoặc tình trạng khác khiến họ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, chẳng hạn như:
- Huyết áp cao (tăng huyết áp)
- Bệnh tim
- Hút thuốc lá
- Tiểu đường.
Chẩn đoán
Đột quỵ nhồi máu não cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng khác, đặc biệt là đột quỵ xuất huyết não để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trong đó, chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT sọ não) là công cụ quan trọng nhất trong thăm khám ban đầu ở bệnh nhân đột quỵ để phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não, đồng thời xác định được mức độ tổn thương và vị trí tắc mạch.
Phòng ngừa bệnh
Mọi người có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ bằng cách:
- Cải thiện lối sống: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc (từ 7 đến 8 giờ đồng đồ mỗi ngày) sẽ giúp tăng cường sức khỏe từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tránh xa các yếu tố rủi ro: Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, thuốc giảm đau, chất kích thích như ma túy, cần sa,… là các yếu tố rủi ro làm gia tăng nguy cơ đột quỵ mà mọi người có thể chủ động phòng tránh được. Nếu đang gặp phải khó khăn trong việc hạn chế các yếu tố rủi ro trên, bạn cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Kiểm soát những bệnh nền có nguy cơ gây đột quỵ: Các bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao, trầm cảm… Nếu mắc phải các bệnh lý nên trên người bệnh cần sớm điều trị để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ đột quỵ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện những vấn đề về sức khỏe, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Điều trị như thế nào?
Khi xác định chính xác nhồi máu não cấp tính, khởi phát dưới 4,5 giờ thì sẽ tiến hành điều trị cấp cứu bằng quy trình cấp cứu nhồi máu não cấp gồm nhiều bước, nhiều biện pháp. Trong đó, quan trọng nhất là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết ngay lập tức nếu không có chống chỉ định nào. Thuốc này không được phép sử dụng tại nhà, phải là bác sĩ chuyên khoa Đột quỵ não mới được phép chỉ định, sau khi dùng thuốc phải theo dõi đặc biệt trong 24 giờ.