Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Herpes hậu môn là gì? Những điều cần biết về herpes hậu môn
Herpes hậu môn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc giao hợp.Hãy cũng tìm hiểu về Herpes hậu môn là gì? qua bài viết này.
Tổng quan chung
Herpes là một họ virus gây nhiễm trùng ở người. Herpes sinh dục (hoặc herpes bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục) là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do virus herpes simplex gây ra.
Herpes hậu môn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc giao hợp.
Theo Nguồn tin cậy của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), năm 2013 hơn 24 triệu người Mỹ đã mắc Herpes hậu môn và mỗi năm có thêm 776.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh.
Tại Hoa Kỳ, cứ 6 người thì có 1 người bị herpes sinh dục, theo CDC Trusty Source. Cùng một loại virus gây ra herpes sinh dục có thể gây ra các tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau (bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc quanh hậu môn). Nhưng, không phải ai bị herpes sinh dục đều bị herpes hậu môn.
Triệu chứng
Các triệu chứng của herpes hậu môn bao gồm:
- Vết sưng đỏ hoặc mụn nước trắng
- Đau và ngứa quanh hậu môn
- Loét phát triển tại vị trí mọc mụn nước trước đó
- Vảy bao phủ vết loét đã vỡ hoặc chảy máu
- Thay đổi thói quen đại tiện.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là Herpes simplex type 1 (HSV-1) và herpes simplex type 2 (HSV-2), thuộc nhóm AND virus. Cả 2 loại virus này đều có thể ảnh hưởng đến môi, quanh miệng, bộ phận sinh dục hay hậu môn, nhưng:
- HSV-1 thường gây ra các vết loét trên môi hoặc quanh miệng và mắt. Bạn có thể bị lây trực tiếp nếu tiếp xúc với vết thương hoặc nước bọt của người bệnh.
- HSV-2 thường gây ra mụn rộp, vết loét ở bộ phận sinh dục và có thể lây qua đường tình dục.
Virus HSV lây lan dễ nhất thông qua vết loét hoặc mụn rộp nhưng vẫn lây ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng. Vì không tồn tại được trong nhiệt độ phòng nên virus Herpes sinh dục không lây lan thông qua các bề mặt, vật dụng, hay việc ôm hoặc dùng chung bể bơi, tiếp xúc bệ ngồi trong nhà vệ sinh.
Đối tượng nguy cơ
Herpes hậu môn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc giao hợp.
Nhóm người trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình dục là đối tượng chủ yếu nhiễm Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục. Tỷ lệ mắc bệnh có thể dao động từ 20-80% tùy khu vực, nhóm đối tượng. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở nhóm quan hệ tình dục nguy cơ cao, quan hệ không an toàn. Nhiễm herpes simplex sinh dục làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán xác định nhiễm Herpes vùng hậu môn sinh dục, cần khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng (nhiều mụn nước trên nền ban đỏ) và dựa vào các xét nghiệm như: nuôi cấy virus, PCR, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và huyết thanh đặc hiệu.
- Nuôi cấy virus: Nếu xuất hiện tổn thương sinh dục, có thể lấy dịch phỏng nước để nuôi cấy. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính cao nhất ở giai đoạn sớm của bệnh, khi thương tổn là các mụn nước, và giảm nhanh khi thương tổn bắt đầu lành. Tỷ lệ phân lập virus cũng cao hơn khi mắc bệnh lần đầu và thấp hơn khi bệnh tái phát, đặc biệt khi tái phát không triệu chứng.
- PCR virus: Nếu nuôi cấy virus là tiêu chuẩn chẩn đoán giúp phân lập virus, HSV PCR là phương pháp có độ nhạy cao để xác định nhiễm HSV từ bệnh phẩm dịch vết loét sinh dục và da niêm mạc, dịch não tủy.
- Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
- Huyết thanh đặc hiệu: Xuất hiện sau vài tuần đầu nhiễm trùng và tồn tại kéo dài.
- Xét nghiệm chẩn đoán tế bào Tzank: độ nhạy và độ đặc hiệu thấp
Cần chẩn đoán phân biệt nhiễm Herpes hậu môn sinh dục với các loét sinh dục khác như giang mai, hạ cam, tổn thương loét do các căn nguyên không nhiễm trùng.
- Tổn thương trong nhiễm HSV thường số lượng nhiều, nông, vết loét mềm có thể có mụn nước; ngoài ra, nhiễm HSV thường tổn thương tái phát.
- Tổn thương sinh dục trong giang mai không đau, cứng, đáy vết loét sạch.
- Tổn thương trong bệnh hạ cam sâu, loét có mủ và thường liên quan đến viêm hạch bẹn.
Phòng ngừa bệnh
Những người trưởng thành và đã quan hệ tình dục có thể phòng tránh nguy cơ nhiễm Herpes sinh dục nếu thực hiện các hướng dẫn sau:
- Dùng bao cao su để đảm bảo không lây nhiễm HSV khi quan hệ tình dục.
- Chung thuỷ một vợ một chồng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Không quan hệ tình dục với người bệnh trong thời gian bùng phát. Tuy nhiên, HSV vẫn có thể lây truyền khi không có triệu chứng.
- Vệ sinh vùng kín ở cả nam và nữ sạch sẽ thường xuyên và đúng cách.
Điều trị như thế nào?
Herpes sinh dục khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Trong số các loại thuốc này có thể tìm thấy như: acyclovir, valacyclovir và famciclovir.
- Acyclovir là một thuốc kháng siêu vi được sử dụng chống lại virus herpes, thủy đậu, và Epstein-Barr virus. Thuốc này làm giảm đau và giảm mức độ thương tổn trong thời gian đầu của herpes sinh dục. Hơn nữa, nó làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát.
- Valacyclovir giúp làm giảm các cơn đau, giảm các cảm giác khó chịu và chữa lành các vết loét nhanh hơn
- Famciclovir giúp điều trị tại ổ virus giúp các tổn thương mau lành, đồng thời ngăn ngừa chống phát triển bệnh.
Tuy nhiên cần thận trọng dùng thuốc với người có tiền sử mắc bệnh thận. Các loại thuốc này còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của người bị bệnh. Đặc biệt đây là một bệnh lý vế da liễu nên cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xem người bệnh có tiền sử dị ứng với một số loại thuốc gì không, để từ đó các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị và sử dụng thuốc thích hợp giúp ức chế virus Herpes sinh dụng hoạt động.