Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Lỗ tiểu lệch thấp là gì? Những điều cần biết về lỗ tiểu lệch thấp
Lỗ tiểu thấp là dị tật bẩm sinh của dương vật thường gặp nhất. Tỷ lệ lỗ tiểu thấp ước tính 3.2/1000 bé trai sinh ra sống, hay nói cách khác, xấp xỉ 1/300 trẻ em nam bị tật này. Một khảo sát khác ở Mỹ cho thấy tỷ lệ cao hơn là 1/125 bé trai bị lỗ tiểu thấp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ cao hơn ở các quốc gia đang phát triển/kém phát triển. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về những điều cần biết về lỗ tiểu lệch thấp qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Lỗ tiểu thấp (lỗ tiểu lệch thấp – hypospadias) là là tình trạng dị tật bẩm sinh lỗ tiểu ở bé trai. Trong đó, lỗ tiểu của trẻ ở vị trí thấp hơn so với bình thường do niệu đạo ngắn khiến lỗ tiểu nằm xa đỉnh quy đầu.
Trong cấu tạo bình thường, niệu đạo mở ra tại đầu dương vật. Với tình trạng lỗ tiểu lệch thấp, niệu đạo mở ra ở mặt dưới quy đầu, bìu, thân dương vật hoặc tầng sinh môn chủ. Tùy vào mức độ mà khoảng cách giữa lỗ tiểu và đỉnh quy đầu là khác nhau. Khoảng cách càng lớn, bệnh càng nghiêm trọng và việc điều trị càng khó khăn.
Dị tật có thể được phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra và được chia thành 3 mức độ nghiêm trọng:
- Thể trước (thể nhẹ): Lỗ tiểu nằm tại khấc quy đầu, quy đầu.
- Thể giữa (thể trung bình): Lỗ tiểu nằm trên thân dương vật.
- Thể sau (thể nặng): Lỗ tiểu nằm ở gốc dương vật bìu, tầng sinh môn, bìu.
Với thể nặng, nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể phải ngồi tiểu hoặc sau này gặp nhiều trở ngại trong quan hệ tình dục. Người bệnh cũng dễ bị vô sinh nếu vừa bị lỗ tiểu thấp vừa bị cong dương vật.
Triệu chứng lỗ tiểu thấp
Một số triệu chứng để nhận biết tình trạng lỗ tiểu lệch thấp:
- Vị trí lỗ tiểu thấp hơn so với bình thường.
- Tia của nước tiểu không thẳng về phía trước, lại bị lệch xuống dưới hoặc ra sau. Nếu vị trí lỗ tiểu quá gần gốc dương vật, người bệnh không tiểu đứng được.
- Khi cương, dương vật bị cong.
- Da quy đầu thiếu ở mặt bụng nhưng lại thừa tại mặt lưng.
- Có thể xuất hiện những bệnh lý đi kèm tại vùng sinh dục như tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, bìu chẻ đôi, chuyển vị dương vật bìu, rối loạn phát triển giới tính.
- Rối loạn tâm lý: Bé trai có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm về các bất thường ở lỗ tiểu khi không có biện pháp xử trí sớm.
Nguyên nhân lỗ tiểu thấp
Trẻ bị lỗ tiểu thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì. Nguyên nhân được nghi ngờ là vai trò của androgen trong những tuần đầu tiên của giai đoạn mang thai:
- Sự giảm androgen hoặc giảm đáp ứng androgen có thể gây bệnh
- Yếu tố môi trường: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các sản phẩm tổng hợp như: Thuốc diệt côn trùng, diệt nấm, thuốc trừ sâu, sản phẩm hóa học, chất dùng trong dược phẩm, thuốc tây và vật liệu sử dụng trong sản xuất nhựa tổng hợp… có chứa estrogen ngoại sinh hoặc chất kháng androgen dẫn đến bệnh lý lỗ tiểu lệch thấp ở thai nhi.
- Yếu tố di truyền
Đối tượng nguy cơ lỗ tiểu thấp
Đây là một trong những dị tật bẩm sinh của dương vật hay gặp với tỷ lệ 1/300 bé trai. Một số đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao là:
- Gia đình đã có người mắc lỗ tiểu lệch thấp trước đó.
- Trẻ được sinh ra khi sản phụ đã hơn 40 tuổi
- Trong quá trình mang thai bé mẹ đã tiếp xúc với rất nhiều những chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc lá,…
Tuy nhiên, người bệnh có yếu tố nguy cơ thì chúng ta cũng không thể loại trừ được khả năng mắc bệnh của người đó.
Chẩn đoán lỗ tiểu thấp
Việc chẩn đoán lỗ tiểu lệch thấp chủ yếu dựa trên việc thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm. Trong đó:
- Bác sĩ khoa tiết niệu – nam học hỏi thông tin về bệnh sử, tiền sử bệnh và khám lâm sàng ban đầu để đưa ra định hướng chẩn đoán.
- Tầm soát nhiễm sắc thể để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể (với tình trạng dị tật nặng).
- Làm các xét nghiệm như siêu âm, tinh dịch đồ, nội tiết để đánh giá chức năng của người bệnh và xác định vô sinh.
Phòng ngừa bệnh lỗ tiểu thấp
Hiện chưa có cách phòng bệnh hữu hiệu. Phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện sau: lỗ tiểu không nằm ở đình quy đầu mà lại xuất hiện ở mặt bụng dương vật ( có thể thấy ở rãnh quy đầu, gốc dương vật, bìu), khó khăn trong việc đi tiểu, có thể phải tiểu ngồi, dương vật quắp hình chữ C…thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Điều trị như thế nào?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được thực hiện với mục đích đưa lỗ tiểu về vị trí bình thường, dựng thẳng dương vật.
Tuỳ theo mức độ bệnh mà có thể tiến hành phẫu thuật 1 thì hoặc 2 thì đối với các trường hợp nặng.
Độ tuổi phẫu thuật thích hợp từ 2-5 tuổi (khi trẻ chưa hoàn thiện về tâm lý, giúp tránh những mặc cảm về sau này).
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về lỗ tiểu lệch thấp. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn. lỗ tiểu lệch thấp
Kết luận
Việc hiểu biết về lỗ tiểu lệch thấp là vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Phương pháp phẫu thuật là giải pháp chính để sửa chữa vị trí lỗ tiểu và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn và giúp trẻ phát triển hoàn chỉnh hơn. Hy vọng rằng thông tin từ bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được bệnh lý này một cách toàn diện và tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho con