Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nấm họng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Nấm họng, hay còn gọi là viêm họng do nấm, là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến, gây ra bởi sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong họng và miệng. Bệnh này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc vệ sinh răng miệng kém dễ bị nhiễm nấm họng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh là điều quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Tổng quan chung: Nấm họng là gì?
Bệnh nấm họng là bệnh viêm họng do nấm, tình trạng viêm niêm mạc của vùng hầu họng.
Nấm họng là bệnh cơ hội thường hay gặp ở những người bị suy giảm sức đề kháng, người bị thiếu máu mạn tính, bệnh nhân đái tháo đường. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều do một loại nấm men hiếm gây ra, đây là loại nấm mốc. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, corticoid, thuốc gây độc tế bào, tiểu đường, lao phổi, thiếu vitamin đều góp phần vào sự phát triển của bệnh nấm họng.
Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm để có thể mắc bệnh nấm họng.
Theo một số nghiên cứu, Candida chính là thủ phạm gây nên bệnh nấm họng miệng. Nấm này ký sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa, khi sức đề kháng của niêm mạc họng bị suy giảm, pH họng chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường acid do hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày thì nấm Candida sẽ gây bệnh và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh nấm họng.
Triệu chứng
Triệu chứng tại chỗ
- Đau rát, nóng trong cổ họng. Đau tăng khi nuốt nuốt thức ăn, nước uống hoặc thậm chí là nước bọt. Điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp.
- Nuốt đau, có thể kéo dài từ vùng miệng xuống đến thực quản.
- Cảm giác vướng như có vật gì đó vướng ở cổ họng, gây khó chịu và kích thích cơn ho.
- Xuất hiện lớp màng có màu trắng hoặc vàng dính vào niêm mạc họng, vòm họng, lưỡi, mặt trong má hoặc thực quản.
- Bề mặt lưỡi phủ màng trắng có thể không đều, gây cảm giác sần sùi khi chạm vào hoặc khi nhìn vào gương.
- Hạch bạch huyết ở vùng cổ có thể sưng lên và gây đau.
- Hơi thở có mùi hôi.
Triệu chứng toàn thân
- Sốt nhẹ đến cao tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Đây là kết quả của việc cơ thể đang chống lại vi nấm.
- Ớn lạnh và sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.
- Mệt mỏi toàn thân và kiệt sức do cơ thể đang dồn năng lượng để chống lại nhiễm trùng.
- Giảm khả năng tập trung do mệt mỏi quá sức.
Triệu chứng khác
- Ho khan, ho không có đờm. Cơn ho thường do kích thích từ niêm mạc họng bị viêm.
- Ho có thể kèm theo đờm, thường xuất hiện khi nhiễm trùng lan xuống đường hô hấp dưới.
- Khó thở do viêm nhiễm và sưng niêm mạc họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
- Thở khò khè, dễ bị nhất là khi nằm xuống hoặc hoạt động thể chất.
- Giọng nói thay đổi theo chiều hướng khàn hoặc yếu do viêm nhiễm ảnh hưởng đến dây thanh quản.
- Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất giọng tạm thời do sưng viêm và kích thích ở họng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm họng chính là nấm Candida albicans. Đây là loại nấm gây bệnh nấm âm đạo, vì thế phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo có thể gây nhiễm nấm miệng cho em bé trong quá trình sinh đẻ, đồng thời cũng có thể gây nấm họng miệng cho bạn tình.
Ngoài ra, nấm họng còn do một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém, mang răng giả thường xuyên
- Hệ miễn dịch kém
- Thiếu máu mạn tính
- Cơ thể bị suy dinh dưỡng
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, thuốc kháng viêm corticoid
- Do hút thuốc lá
- Những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh nhân bị ung thư
- Đái tháo đường
- Phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo
Đối tượng nguy cơ
Nấm họng là tình trạng rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm họng
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm họng, chẳng hạn như:
- Là trẻ em hoặc người già;
- Có hệ thống miễn dịch bị suy yếu;
- Đeo răng giả;
- Có các bệnh khác như bệnh tiểu đường;
- Dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh hoặc sử dụng corticosteroid đường uống hoặc hít;
- Trải qua hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung thư;
- Mắc phải các tình trạng gây khô miệng.
Chẩn đoán
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra miệng của bạn, từ đó sẽ trông thấy các tổn thương trắng đặc trưng trên miệng, lưỡi hoặc má. Chải nhẹ khu vực sưng đỏ mẫn cảm có thể gây chảy máu nhẹ. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương để xác định bệnh.
Nếu nấm miệng đã lan đến thực quản thì bạn có thể phải làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán, bao gồm:
- Ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi;
- Thực hiện nội soi bằng một ống dài có gắn máy ảnh để kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non;
- Chụp X-quang thực quản.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa nấm họng, người dân nên phòng ngừa nhiễm bệnh bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng: đánh răng và súc miệng sau khi ăn, đặc biệt sau khi dùng các loại thuốc xịt họng có corticoides.
- Khám răng định kỳ, nhất là khi có mang răng giả thì phải làm sạch mỗi đêm trước khi ngủ.
- Ăn nhiều sữa chua, rau xanh cùng với siêng năng vận động thể chất. Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường.
- Hạn chế hoặc không hút thuốc lá.
Điều trị như thế nào?
Khi điều trị nấm họng, có thể gây ảnh hưởng tới gan bởi loại thuốc được dùng để điều trị nấm họng là thuốc tương đối độc với gan. Chính vì vậy, cần chẩn đoán chính xác bệnh nấm họng mới dùng thuốc.
Nấm họng khó chữa bởi nấm có lớp vỏ chitin khó ngấm thuốc. Vì thế, cần trao đổi với bác sĩ để điều trị dài ngày nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các loại thuốc điều trị khác nhau dựa vào mức độ bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Sử dụng thuốc chống nấm có tác dụng phụ gây nặng nề đối với người bệnh, vì vậy khi dùng thuốc cần phải có sự theo dõi và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nấm họng rất dễ tái phát chính vì vậy người bệnh cần phải điều trị triệt để, đủ liều lượng và đủ thời gian.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nấm candida cần kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để phòng nấm Candida, nên hạn chế ăn cay, không hút thuốc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Kết luận
Nấm họng, mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Việc hiểu rõ về bệnh, từ triệu chứng đến nguyên nhân và phương pháp điều trị, giúp người bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Đặc biệt, duy trì vệ sinh răng miệng và chăm sóc sức khỏe tổng thể là những biện pháp quan trọng để tránh xa căn bệnh này.