Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Polyp đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Polyp đại tràng là vấn đề quan trọng vì có thể trở thành ác tính (ung thư). Dựa trên kích thước, số lượng và giải phẫu bệnh (mô học) của polyp đại tràng có thể dự đoán khả năng phát triển thêm polyp và ung thư đại tràng. Vậy polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng (ruột già). Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn của nó. Có thể có 1 hoặc nhiều polyp ở đại tràng. Bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại tràng.
Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Điều quan trọng là phải tầm soát thường xuyên, chẳng hạn như nội soi đại tràng bởi vì polyp đại tràng phát hiện ở giai đoạn sớm thường có thể được cắt bỏ hoàn toàn và an toàn. Việc phòng ngừa tốt nhất cho ung thư đại tràng là tầm soát polyp thường xuyên.
Triệu chứng polyp đại tràng
Hầu hết người bị polyp đại tràng không có triệu chứng rõ rệt nào cho tới khi thăm khám y tế. Ngoài ra nếu có xuất hiện các biểu hiện polyp đại tràng dưới đây thì không ít người lại nhầm lẫn qua các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó để giảm nguy cơ bỏ qua bệnh, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu gặp phải.
- Chảy máu trực tràng: Đây không chỉ là một trong các dấu hiệu của bệnh polyp đại tràng mà nó còn có thể là biểu hiện của bệnh trĩ hoặc tình trạng rách hậu môn.
- Phân có màu bất thường: Polyp đại tràng có thể khiến phân có thể có màu đen hoặc xuất hiện các tơ máu – dấu hiệu của tình trạng chảy máu trong đại tràng. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc của phân cũng có liên quan tới một số loại thực phẩm hoặc thuốc/ thực phẩm chức năng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài bất thường, không thuyên giảm là biểu hiện cảnh báo nguy cơ đang có u polyp, nặng hơn là ung thư đại tràng.
- Đau bụng: Người bị polyp đại tràng có thể thường xuyên thấy đau quặn bụng do bệnh gây tắc nghẽn một phần ruột.
- Thiếu máu: Chảy máu polyp có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài gây sụt giảm lượng sắt cần thiết cho cơ thể; kéo theo sự giảm bớt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Điều này khiến người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
Nguyên nhân
Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những yếu tố được xem là nguy cơ khiến cho niêm mạc đại tràng tăng sinh bất thường và hình thành khối u là:
- Đột biến gen có thể là tác nhân dẫn đến mô bào phát triển bất thường và hình thành khối polyp.
- Tuổi tác và giới tính có thể là yếu tố tác động đến sự hình thành polyp đại tràng bởi có khoảng 90% người trên 50 tuổi bị polyp đại tràng với tỷ lệ nữ giới thấp hơn nam.
- Những gia đình có người thân bị polyp đại tràng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Ngoài những nguyên nhân trên thì những yếu tố khác cũng có thể hình thành polyp đại tràng bao gồm:
- Thừa cân, béo phì, cân nặng tăng nhanh trong thời gian hoặc có chế độ ăn thiếu khoa học, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, không hợp vệ sinh,…
- Ít vận động, nằm hoặc ngồi nhiều, thức khuya, căng thẳng, nghiện rượu, thuốc lá,…
- Mắc các bệnh như hội chứng Gardner (hội chứng đa polyp gia đình), hội chứng Peutz-Jeghers (bệnh gây polyp ruột, tăng khả năng ung thư đại tràng), bệnh Crohn, viêm đại trực tràng,….
Đối tượng nguy cơ
Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi: Polyp được tìm thấy trong khoảng 15-20% dân số trưởng thành. Nói chung, polyp phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi, độ tuổi mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân kiểm tra polyp đại tràng.
- Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng có nhiều khả năng bị polyp. Bạn cũng có nhiều nguy cơ có polyp đại tràng nếu bạn bị ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước tuổi 50.
- Hút thuốc và uống rượu.
- Không tập thể dục, thừa cân.
- Viêm ruột chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
- Bệnh sử gia đình. Bạn có nhiều khả năng mắc polyp đại tràng hoặc ung thư nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh. Nếu nhiều thành viên trong gia đình bị polyp, nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn. Ở một số người, mối liên hệ này là không di truyền.
- Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng (hiếm).
- Đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt.
- Polyp di truyền: Bệnh hiếm gặp, ở người thừa hưởng đột biến gen gây ra polyp đại tràng. Nếu bạn có một trong những đột biến di truyền, bạn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Tầm soát và phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của những ung thư này.
Chẩn đoán
Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng, việc chẩn đoán và phát hiện sớm các polyp là điều rất quan trọng. Các xét nghiệm tầm soát polyp đại tràng bao gồm:
- Nội soi đại tràng: Giúp quan sát tình trạng bên trong đại tràng. Nội soi có khả năng loại bỏ hầu hết các polyp để kiểm tra nguy cơ ung thư.
- Chụp cắt lớp CT: Phương pháp này còn được gọi là nội soi đại tràng ảo nhằm chụp ảnh đại tràng từ bên ngoài. Cách chẩn đoán này không thể lấy polyp. Nếu có dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh sẽ cần nội soi đại tràng thường xuyên.
- Nội soi đại tràng sigma: Xét nghiệm này tương tự như nội soi đại tràng nhưng không quá phức tạp. Nếu người bệnh có polyp thì nội soi đại tràng sigma có thể loại bỏ được.
- Xét nghiệm phân: Đây là xét nghiệm DNA trong phần kiểm tra sự thay đổi gen. Nếu xét nghiệm có vấn đề, người bệnh sẽ cần phải nội soi.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng bệnh như:
- Có thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu, mỡ, đồ nướng.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Có đời sống tinh thần phong phú, tránh lo âu, trầm cảm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Nếu trong gia đình có người mắc polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng hoặc những người từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát bệnh sớm và can thiệp chữa trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan đến polyp đại tràng và các tư vấn hữu ích để có đại tràng khỏe mạnh. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư đại trực tràng và sớm có kế hoạch nội soi đại tràng để tầm soát ung thư sớm. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe.
Điều trị như thế nào?
Dựa trên những kết quả thu được và loại polyp đã hình thành mà bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ khối polyp để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
- Nội soi cắt bỏ khối polyp được áp dụng với hầu hết các trường hợp vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Đối với những khối polyp ác tính và có nguy cơ lan rộng xung quanh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật xâm lấn để loại bỏ khối u.
- Nếu polyp ác tính đã xâm lấn sâu vào đại tràng và ruột già, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột già bị polyp sau đó nối trực tràng với ruột non được áp dụng nhằm ngăn chặn nguy cơ polyp lan rộng hơn gây nguy hiểm.
Các quá trình phẫu thuật loại bỏ khối polyp đại tràng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại để hạn chế rủi ro, an toàn cho bệnh nhân. Do đó, nếu bạn muốn điều trị polyp đại tràng cần phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện cắt bỏ polyp.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về Polyp đại tràng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.