Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý xương khớp khá phổ biến mà mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Vậy thoái hóa khớp khuỷu tay là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Thoái hóa khuỷu tay là tình trạng viêm các sợi gân bám vào ụ xương phía ngoài của khuỷu tay. Bệnh sẽ gây nên các cơn đau nhức. Thông thường, bệnh này chính là một dạng chấn thương căng thắt gân do khuỷu tay chịu lực quá nhiều. Thuật ngữ y học của bệnh này là chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, bởi vì nó liên quan đến tình trạng viêm điểm kết nối các dây chằng phía ngoài của xương cánh tay tại khớp khuỷu tay (epicondyle). Thực tế, hầu hết những người bị mắc chứng epicondylitis – viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay thường là do chơi hoặc thực hiện các hoạt động khác mà không phải do chơi quần vợt (môn thể thao yêu cầu dùng lực khuỷu tay nhiều).
Triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp khuỷu tay bao gồm:
- Đau khớp khuỷu tay: Đau là một trong những triệu chứng chính của bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức tại khu vực khớp khuỷu tay, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động liên quan đến tay như cầm, xách vật nặng.
- Hạn chế biên độ vận động khớp khuỷu: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc cong, duỗi hoặc xoay khớp khuỷu tay. Khớp trở nên cứng và hạn chế phạm vi chuyển động.
- Cảm giác lạo xạo hoặc cứng ở khuỷu tay: Người bệnh thường mô tả có cảm giác lạo xạo hoặc cứng khớp khuỷu tay sau một thời gian dài hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Sưng khớp: Ở giai đoạn sau của thoái hóa khớp khuỷu tay, có thể xuất hiện triệu chứng sưng tại khu vực khớp bị tổn thương.
- Tê ngón tay đeo nhẫn và ngón út: Sưng khớp có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh, gây ra cảm giác tê ở ngón tay đeo nhẫn và ngón út.
Nguyên nhân
Thoái hóa khớp khủy tay không chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi như nhiều người nghĩ, mà chúng đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Chấn thương: Gây nứt bề mặt khớp, trật khớp làm khớp dễ thoái hóa.
- Tổn thương dây chằng: Gây không ổn định khớp và thoái hóa, kể cả khi sụn không bị tổn thương.
- Vận động khủy tay quá sức: Gây viêm gân và thoái hóa khớp.
- Các vấn đề khác như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ…
- Viêm túi hoạt dịch mỏm khủy tay làm giảm dịch cung cấp cho sụn.
- Tuổi tác: Thường gặp ở người trên 40 tuổi.
- Loạn sản xương khớp: Gây vỡ mảnh xương và sụn, đau khi hoạt động, thường ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gây đau khớp khuỷu như:
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Phần lớn những dạng viêm khớp thường xảy ra ở nữ giới, hoặc Gút xảy ra nhiều ở nam giới.
- Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
- Nghề nghiệp và sinh hoạt: Người làm việc gắng sức, thường xuyên lặp đi lặp lại các động tác ảnh hưởng tới khuỷu tay, thường có nguy cơ đau khớp và viêm các điểm bám gân quanh khớp cao hơn.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể làm phát sinh các dạng viêm khớp và viêm mô mềm quanh khớp khác nhau.
- Người có tiền sử chấn thương khuỷu tay: Những người đã từng bị chấn thương khuỷu tay.
- Người có bệnh lý viêm khớp: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, gút.
Chẩn đoán
Để xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm ở khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số kỹ thuật chẩn đoán như sau:
- Khám lâm sàng: Đánh giá triệu chứng, kiểm tra sự đau nhức, sưng viêm và khả năng vận động của khuỷu tay.
- Chụp X-quang: Bác sĩ có thể xác định vị trí viêm khớp và mức độ tổn thương thông qua hình ảnh chụp xương khuỷu tay bằng X-quang.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh thu được từ phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết mức độ tổn thương của một cách chi tiết nhất. Đồng thời có thể thấy các mô mềm xung quanh khớp khuỷu tay đang gặp vấn đề như dây thần kinh, dây chằng, sụn khớp và mao mạch.
- Điện cơ: Có tác dụng đo mức độ phản ứng của cơ tay khi có dòng điện kích thích vào. Từ đó đo được mức độ vận động của xương khớp và cơ tay của bệnh nhân.
Việc bệnh nhân được chẩn đoán sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phòng ngừa bệnh
Để tránh bị thoái hóa khớp khuỷu tay thì khi còn trẻ, mọi người hãy có lối sống tích cực, thay đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt, vận động và ăn uống. Dưới đây là những việc làm có thể giúp bạn phòng ngừa:
- Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường sức khỏe cơ bắp và duy trì độ linh hoạt của khớp.
- Tránh chấn thương: Sử dụng thiết bị bảo hộ khi làm việc hoặc vận động.
- Thay đổi tư thế làm việc, tránh xách, nhấc vật nặng thường xuyên bởi nó khiến khớp chịu tổn thương, cọ xát nhiều gây thoái hóa nhanh.
- Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi chơi thể thao nhất là các môn sử dụng nhiều lực cách tay như golf, tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền…
- Giữ cân nặng ở mức độ trung bình, với người thừa cân nên thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn để sức khỏe ổn định giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp khuỷu tay cũng như các bệnh xương khớp khác.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và đa dạng các loại thịt cá, có thể bổ sung thêm canxi qua sữa… Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá; giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ…
Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu về dài cho người bệnh chính vì thế, hãy tìm hiểu các thông tin về bệnh để biết mình nên làm gì và không nên làm gì giúp điều trị hiệu quả và tránh bệnh tiến triển nhanh.
Điều trị như thế nào?
Có thể nói, căn bệnh này khó có thể chữa khỏi hoàn toàn do tính chất mãn tính, dễ tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt căn bệnh này bằng một số cách chữa phổ biến như sau:
Chữa bằng thuốc Tây
Đa số bệnh nhân bị đau khớp khuỷu tay sẽ lựa chọn uống thuốc Tây y để giảm chứng đau nhức và kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Theo đó, một số nhóm thuốc được chỉ định dành cho bệnh nhân như sau:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, acetaminophen,… giúp bệnh nhân chấm dứt nhanh cơn đau nhức vùng khớp bị viêm.
- Thuốc chống viêm như methotrexate, azathioprine,… sử dụng khi bệnh nhân bị viêm khớp do các bệnh lý tự miễn gây ra như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý viêm đa khớp.
- Thuốc giãn cơ như baclofen, dantrolene, diazepam,… có tác dụng điều trị căng cứng, thắt cơ do viêm nhiễm khớp.
- Thuốc giảm đau, sưng và viêm do bệnh viêm bao hoạt dịch như prednisone, solu-medrol, celestone,… hoặc dạng thuốc tiêm corticosteroid.
- Các thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin, pregabalin, nortriptyline, amitriptyline,… giúp bệnh nhân bị viêm khớp khuỷu tay chèn ép lên dây thần kinh.
Bệnh nhân cần lưu ý, giảm đau và viêm nhiễm bằng thuốc Tây y chỉ các tác dụng tạm thời. Bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát lại sau khi ngừng sử dụng thuốc khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc, dùng sai liều lượng hoặc tự thêm bớt liều dùng để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và hậu quả nguy hiểm từ thuốc Tây.
Chữa bằng Đông y
- Các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều bệnh nhân biết đến bởi không gây tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày. Theo đánh giá của chuyên gia, thuốc Đông y trị bệnh đau nhức xương khớp đem lại hiệu quả tích cực, giải quyết căn nguyên của bệnh.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm khớp ở mức độ nặng và các phương pháp chữa trị trên không thể cải thiện được triệu chứng bệnh.
Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật phẫu thuật tác động vào khớp khuỷu tay như:
- Cắt bỏ bao khớp: Loại bỏ một phần mô bao khớp đang bị viêm giúp bệnh nhân giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ sụn bị phá hủy, biến dạng do viêm nhiễm. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh nhân vẫn có khả năng tái viêm sau phẫu thuật khi bao khớp phát triển lại.
- Nội soi loại bỏ sụn hoặc bao khớp gây viêm: Những mảnh xương vỡ, bao khớp rời hoặc sụn bị thoái hóa sẽ được loại bỏ nhờ phương pháp đưa máy nội soi vào và hút phần mô vỡ ra ngoài.
- Điều chỉnh dây chằng và gân: Thao tác siết chặt hoặc nới lỏng dây chằng và gân giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau và tăng khả năng vận động của khớp.
Thoái hóa khớp khuỷu tay là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán kịp thời và áp dụng các biện pháp thích hợp. Việc hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị sẽ giúp bạn quản lý và bảo vệ sức khỏe khớp khuỷu tay tốt hơn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe khớp khuỷu tay không chỉ giúp bạn duy trì cuộc sống năng động mà còn tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về thoái hóa khớp khuỷu tay.