Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thoát vị não là gì? Những điều cần biết về thoát vị não
Thoát vị não xảy ra khi tăng áp lực nội sọ gây ra sự lồi ra bất thường của mô não thông qua các khe hở trong các rào cản nội sọ cứng. Thoát vị não là một tình trạng đe dọa tính mạng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về thoát vị não.
Tổng quan chung
Thoát vị não hay còn được gọi với tên đầy đủ là thoát vị não màng não là tình trạng một phần tổ chức não và dịch não tủy bị thoát ra khỏi xương sọ, tạo thành một túi thoát vị ở bên ngoài hộp sọ. Hầu hết thoát vị não màng não đều là các trường hợp bất thường bẩm sinh nên thường chỉ gặp thoát vị não ở trẻ sơ sinh.
Thoát vị não màng não phân loại theo vị trí gồm:
- Thoát vị vòm sọ.
- Thoát vị nền sọ.
Trong thoát vị não – màng não nền sọ tùy theo vị trí túi thoát vị mà có các loại sau:
- Thoát vị ở tầng trước nền sọ bao gồm: thoát vị qua xoang trán, xoang sàng và xoang bướm.
- Thoát vị não màng não tầng giữa nền sọ gồm: thoát vị qua xương đá và qua hố thái dương.
Đặc điểm của khối thoát vị: Là một khối mềm chứa nhiều dịch não tủy hoặc hỗn hợp gồm mô não và dịch não tủy. Ấn lõm vào nhưng sau đó lại phồng lên nhanh chóng. Khối này có thể thay đổi kích thước theo mỗi nhịp tim và nhịp thở của bé. Khối này thường gây biến dạng nặng khuôn mặt, đẩy hai nhãn cầu ra xa, vẹo trục mũi hoặc không có xương mũi, đôi khi gây tắc nghẽn nghiêm trọng sự thông khí hai mũi, gây viêm hô hấp trên kéo dài, hoặc gây cản trở việc cho bú. Nếu không điều trị sẽ phát triển to lên rất nhanh theo thời gian do mô não, dịch não tủy tiếp tục thoát vị xuống dưới, gây khiếm khuyết thần kinh và mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Triệu chứng
Người bệnh thoát vị não có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến chức năng thần kinh, bao gồm:
- Đau đầu.
- Mạch đập bất thường.
- Đồng tử có xu hướng giãn nở.
- Tăng huyết áp.
- Co giật.
- Giao tiếp và vận động khó khăn.
- Rối loạn phản xạ.
- Suy giảm ý thức.
- Ngất xỉu, hôn mê.
Nguyên nhân
Nguyên nhân là do khiếm khuyết bẩm sinh xương ở vùng sàn sọ trước nên có sự thông thương giữa sàn sọ và vùng hàm mặt. Từ đó, các cấu trúc thần kinh bên trong sọ (mô não, màng não, dịch não tủy) chui qua lỗ khuyết xương này đi xuống dưới và thoát vị ra ngay vùng mũi – trán như một “khối u” giữa mặt.
Đối tượng nguy cơ
Trên thực tế, bất kỳ chấn thương hay bệnh lý liên quan đến não bộ đều có thể gây thoát vị não do tăng áp lực nội sọ. Do đó, bệnh thoát vị não có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải bệnh lý này có thể gia tăng ở một số đối tượng cụ thể như:
- Người mắc phải các bệnh về não như u não, xuất huyết não, đột quỵ não, não úng thủy, áp xe não, dị tật Chiari….
- Người bị chấn thương sọ não
- Người mắc bệnh về mạch máu (đặc biệt là phình động mạch)
- Người bệnh vừa trải qua quá trình phẫu thuật não hoặc xạ trị
Chẩn đoán
Phụ nữ có thai sẽ được cung cấp các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để kiểm tra bệnh thoát vị não và các dị tật bẩm sinh khác. Tuy nhiên các xét nghiệm chỉ mang tính sàng lọc do có tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả. Một số bà mẹ có xét nghiệm máu dương tính có con bình thường. Ngược lại khi kết quả là âm tính, vẫn có một nguy cơ mắc bệnh. Các xét nghiệm có thể thực hiện bao gồm:
Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm alpha-fetoprotein huyết thanh mẹ (MSAFP). Đối với xét nghiệm MSAFP, một mẫu máu của người mẹ được lấy và kiểm tra alpha-fetoprotein (AFP) – một loại protein do thai nhi sản xuất ra. Việc một lượng nhỏ AFP đi qua nhau thai và đi vào máu của người mẹ là điều bình thường. Nhưng mức AFP cao bất thường cho thấy thai nhi có thể bị khiếm khuyết ống thần kinh, mặc dù một số trường hợp bệnh gai không tạo ra mức AFP cao. Nếu kết quả AFP cao cần đánh giá thêm, bao gồm kiểm tra siêu âm.
- Xét nghiệm máu khác: có thể thực hiện xét nghiệm MSAFP với hai hoặc ba xét nghiệm máu khác. Các xét nghiệm này thường được thực hiện với xét nghiệm MSAFP, nhưng mục tiêu của chúng là sàng lọc các bất thường khác, chẳng hạn như trisomy 21 (hội chứng Down), không phải dị tật ống thần kinh.
Siêu âm
- Siêu âm là một trong các phương pháp phổ biến để sàng lọc bệnh thoát vị não đồng thời kiểm tra các chỉ số khác của thai nhi. Nếu xét nghiệm máu cho thấy chỉ số AFP cao, kiểm tra siêu âm sẽ được chỉ định để giúp xác định lý do.
Chọc dịch ối
- Nếu xét nghiệm máu cho thấy mức AFP cao nhưng kết quả siêu âm là bình thường, có thể sẽ thực hiện chọc dịch ối để kiểm tra.
Phòng ngừa bệnh
Để có thể phòng tránh hoặc giảm nguy cơ thoát vị não, mỗi người cần:
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ: Duy trì thăm khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh thoát vị não thông qua việc phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh lý này.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ thoát vị não: Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như đột quỵ não, u não, phình động mạch, xuất huyết não… cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị bệnh để hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có thoát vị não.
- Bảo vệ vùng đầu: Mọi va chạm ở vùng đầu đều tiềm ẩn nguy cơ chấn thương sọ não hoặc bên trong não. Điều này có thể làm tăng áp lực nội sọ, khiến mô não bị thoát vị. Vì vậy, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh té ngã, đồng thời luôn đội nón bảo hiểm bảo vệ vùng đầu khi tham gia giao thông hoặc hoạt động cường độ cao.
Điều trị như thế nào?
Điều trị thoát vị não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật trước khi sinh
- Chức năng thần kinh ở trẻ sơ sinh bị thoát vị não màng não có thể xấu đi sau khi sinh nếu không được điều trị. Phẫu thuật tiền sản (phẫu thuật thai nhi) diễn ra trước tuần thứ 26 của thai kỳ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ mở tử cung của người mẹ và tiến hành cắt khối thoát vị.
- Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị thoát vị não được phẫu thuật trong giai đoạn thai nhi có thể giảm thiểu khuyết tật. Ngoài ra, phẫu thuật trước khi sinh có thể làm giảm nguy cơ tràn dịch não. Điều quan trọng là phải có một đánh giá toàn diện để xác định xem phẫu thuật trước sinh có khả thi hay không. Phẫu thuật chuyên ngành này chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có nhiều chuyên gia phẫu thuật thai nhi, có các phương pháp tiếp cận chuyên khoa và chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật sau sinh
- Phẫu thuật nhằm để đặt màng não trở lại vị trí và đóng lỗ mở của túi thoát vị. Phẫu thuật này thường có thể được thực hiện với rất ít hoặc không có tổn thương thần kinh khác.
Hi vọng những chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thoát vị não.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.