Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ung thư phế quản là gì? Những điều cần biết về ung thư phế quản
Ung thư phế quản là loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Trên thế giới, tính đến năm 2020 ung thư phế quản đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phế quản xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.
Tổng quan chung
Ung thư phế quản là bệnh của tế bào biểu mô phế quản.Bình thường các tế bào phế quản được sinh ra, phát triển thực hiện các chức năng lọc và dẫn khí đến các phế nang để trao đổi khí, sau đó sẽ chết theo một chương trình định sẵn được gọi là quá trình chết tế bào theo chương trình.
Ung thư phế quản là khi các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng không kiểm soát được nữa, tế bào tăng lên thật nhanh chóng về số lượng, nhưng các tế bào được sinh ra không đảm bảo chức năng hô hấp của nó, mà ngược lại tạo thành khối u chèn ép, xâm lấn vào các cơ quan tổ chức lân cận và sau đó là xâm lấn đi xa làm rối loạn chức năng của các cơ quan tổ chức mà tế bào ung thư này xâm lấn vào gọi là ung thư di căn xa.
Triệu chứng
Triệu chứng của ung thư phế quản rất đa dạng và tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà số lượng các triệu chứng có thể nhiều hay ít.
Ung thư phế quản giai đoạn đầu tiên: Ở giai đoạn này thường không có triệu chứng gì cả. Những bệnh nhân này được phát hiện là hoàn toàn tình cờ khi đi chụp phim X quang phổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
Ung thư phế quản giai đoạn tiến triển có triệu chứng như sau:
- Ho: Ho là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất.
- Thường gặp trên bệnh nhân hút thuốc lá, hoặc gặp ngay trên một số bệnh nhân bị COPD, nên bênh thân thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này do nhầm lẫn với triệu chứng ho do hút thuốc lá hay do bệnh COPD
- Những điểm của triệu chứng ho trên người hút thuốc lá, người bị COPD gợi ý họ có thể bị ung thư phế quản sẽ là sự thay đổi tính chất ho: ho tự nhiên nhiều hơn bình thường, thời gian một cơn ho có thể dài hơn, số lượng đàm có thể nhiều hơn, đàm có mủ hay tái đi tái lại hơn so với trước đây, có thể ho ra đàm vướng máu.
- Ho ra máu: Đây là dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy ung thư đã ảnh hưởng đến các mạch máu trong phổi.
- Khó thở: là triệu chứng xuất hiện muộn hơn trong tiến triển của ung thư phế quản, tuy nhiên do khó thở xuất hiện từ từ lại trên bệnh nhân lớn tuổi nên cũng thường bị bỏ qua vì cho rằng khó thở này do tuổi già, do COPD. Khó thở xuất hiện khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản, làm xẹp một vùng phổi, hoặc do khối u xâm lấn ra màng phổi làm tràn dịch màng phổi.
- Đau ngực: cũng là triệu chứng gợi ý ung thư phế quản, đặc điểm đau ngực trong ung thư phế quản ban đầu là đau ngực dai dẳng, mơ hồ không rõ vị trí, sau đó là đau ngực nhiều gây khó chịu, có thể bị chẩn đoán nhầm thành đau thần kinh liên sườn, đau cơ .v.v.
- Sút cân không rõ nguyên nhân
Ung thư phế quản giai đoạn muộn, có di căn thường có các triệu chứng sau:
- Ung thư phế quản di căn trung thất: là khi các tế bào ung thư phế quản xâm lấn vào các cơ quan nằm trong trung thất (các cơ quan trong lồng ngực nằm giữa hai lá phổi).
- Nếu tĩnh mạch chủ trên bị xâm lấn làm máu không chạy về tim được, bệnh nhân có thể có chóng mặt, ù tai, nhức đầu, tím tái ở mặt và phần trên ngực.
- Nếu động mạch chủ bị xâm lấn có thể gây vỡ động mạch chủ gây tràn máu màng phổi và đột tử. Nếu thần kinh quặt ngược thanh quản trái bị xâm lấn, bệnh nhân có thể bị liệt dây thanh âm gây khàn tiếng, giọng đôi.
- Nếu thần kinh hoành bị tổn thương, bệnh nhân có thể có triệu chứng nấc cụt, khó thở do liệt cơ hoành.
- Nếu thực quản bị tổn thương, bệnh nhân có thể có nuốt khó, sặc, nuốt nghẹn.
- Ung thư phế quản di căn màng phổi: là triệu chứng thường gặp, thường là tràn dịch màng phổi lượng nhiều, lượng dịch tái lập nhanh sau khi chọc dò.
- Ung thư phế quản di căn thành ngực: tạo thành khối u trên thành ngực, gây đau nhức dữ dội.
- Ung thư phế quản di căn hạch: các hạch trên đòn, hạch nách có thể sưng to, cứng, không đau.
- Ung thư phế quản di căn cơ quan xa: bao gồm các cơ quan như: tuyến thượng thận, não, gan, xương, da.
Nguyên nhân
- Thuốc lá: hút thuốc lá, kể cả thụ động là một trong những nguy cơ hàng đầu gây bệnh ung thư phế quản. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người không hút thuốc 6–30 lần. Cho đến nay người ta đã phát hiện được trong khói thuốc lá có hơn 4000 chất độc, trong đó hơn 40 chất gây ung thư, đã có nhiều nghiên cứu khảo sát bệnh nhân mắc ung thư phế quản đã chỉ ra, 90% người mắc có liên quan đến hút thuốc lá, 24% người mắc bắt nguồn từ hút thuốc thụ động.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thức ăn bị ngâm, phun nhiều hóa chất, thường xuyên ăn đồ chiên rán…
- Ô nhiễm môi trường: Nghề nghiệp độc hại tiếp xúc Amiant, Chrome, sắt, arsenic, silic, chất thải từ động cơ, khói bụi, tia xạ, ô nhiễm không khí…
- Các bệnh lý mãn tính của phổi: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tổn thương lao phổi cũ, u lao phổi cũ, các nốt vôi hóa, tổn thương sẹo cũ ở phổi, các viêm phổi mạn có dị sản…
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc ung thư phổi có nguy cơ cao hơn.
Đối tượng nguy cơ
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản, nhưng hút bất kỳ loại sản phẩm thuốc lá nào, bao gồm thuốc lá điếu, xì gà hoặc tẩu thuốc là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Các chuyên gia ước tính rằng 80% số ca tử vong do ung thư phế quản có liên quan đến hút thuốc lá.
Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
- Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
- Tiếp xúc với các chất có hại, như ô nhiễm không khí, radon, amiăng, uranium, khí thải diesel, silica, các sản phẩm than và các chất khác.
- Đã từng điều trị bức xạ ở ngực (ví dụ như ung thư vú hoặc ung thư hạch).
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phế quản.
Chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư phế quản có thể là một quá trình gồm nhiều bước.
Bác sĩ thăm khám và khai thác, lắng nghe các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và thực hiện kiểm tra thể chất (như nghe tim và phổi của bạn). Vì các triệu chứng của ung thư phế quản tương tự như nhiều bệnh khác, phổ biến hơn nên bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực.
Nếu nghi ngờ bạn có thể bị ung thư phế quản, các bước chẩn đoán tiếp theo của bạn thường sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm hình ảnh hơn, như chụp CT và sau đó là sinh thiết. Các xét nghiệm khác bao gồm sử dụng chụp PET/CT để xem liệu ung thư có lan rộng hay không và xét nghiệm mô ung thư từ sinh thiết để giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Tóm lại, Bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phế quản sau:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang ngực và chụp CT
- Sinh thiết
- Nội soi trung thất hoặc cắt bỏ trung thất.
- Xét nghiệm phân tử
Phòng ngừa bệnh
Cách phòng ngừa ung thư phế quản:
- Đừng hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc nếu bạn làm vậy. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản của bạn bắt đầu giảm trong vòng 5 năm sau khi bỏ thuốc.
- Tránh khói thuốc phụ và các chất khác có thể gây hại cho phổi của bạn.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh cho bạn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây và rau quả (từ 2 đến 6 cốc rưỡi mỗi ngày) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Hãy sàng lọc ung thư phế quản nếu bạn có nguy cơ cao.
Điều trị như thế nào
Các phương pháp điều trị ung thư phế quản bao gồm phẫu thuật, cắt bỏ tần số vô tuyến, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch.
- Phẫu thuật: loại bỏ khối u và một lượng nhỏ mô khỏe mạnh xung quanh nó để đảm bảo chúng không để lại bất kỳ tế bào ung thư nào. Đôi khi họ phải cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần phổi của bạn (cắt bỏ) để có cơ hội tốt nhất là ung thư sẽ không quay trở lại.
- Cắt bỏ tần số vô tuyến (RFA): RFA sử dụng sóng vô tuyến năng lượng cao để làm nóng và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị: Bức xạ sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc để giúp phẫu thuật hiệu quả hơn. Bức xạ cũng có thể được sử dụng như phương pháp chăm sóc giảm nhẹ, làm thu nhỏ khối u và giảm đau
- Hóa trị: Hóa trị thường là sự kết hợp của nhiều loại thuốc được thiết kế để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
- Liệu pháp miễn dịch
- Điều trị nhắm trúng đích: Đây là phương pháp trị liệu mới đem lại hiệu quả điều trị cao. Liệu pháp nhắm trúng đich có thể nhắm chính xác vào các tế bào đích tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của khối u ác tính. Cơ chế tác dụng này chỉ ảnh hưởng chuyên biệt đến các tế bào ung thư mà không can thiệp đến các tế bào lành.
- Phương pháp điều trị để giảm bớt các triệu chứng (chăm sóc giảm nhẹ)
Kết Luận
Ung thư phế quản là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm. Việc nâng cao nhận thức về các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Sự quan tâm và hành động kịp thời có thể giúp bạn tránh xa ung thư phế quản và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.