Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm đại tràng sigma là gì? Những điều cần biết về viêm đại tràng sigma
Đại tràng sigma là một phần trong hệ tiêu hóa và rất dễ bị tổn thương. Các bệnh lý tại bộ phận này ngày càng phổ biến và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng, nguyên nhân là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Đại tràng sigma (đại tràng xích – ma) nằm ở vị trí thấp nhất đại tràng, có hình dáng chữ S. Đây là nơi chứa chất thải cơ thể vì thế rất dễ viêm nhiễm. Đại tràng sigma có hình chữ S, nằm ở vị trí thấp nhất trong đại tràng và nối liền trực tràng.
Viêm đại tràng sigma là hiện tượng những tổn thương, vết loét xuất hiện tại niêm mạc đại tràng sigma.
Hiện nay bệnh có 2 dạng chính bao gồm:
- Dạng cấp tính: Nguyên nhân chính là do đường ruột bị nhiễm độc, bệnh khởi phát nhanh và đột ngột. Người bệnh sẽ đau quặn bụng, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước.
- Dạng mãn tính: Bệnh cấp tính không được chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang dạng mãn tính kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.
Triệu chứng
Triệu chứng viêm đại tràng sigma:
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói
- Có thể bị sốt ở mức độ nhẹ hoặc sốt cao
- Bụng dưới xuất hiện các cơn đau thắt, hoặc đau dữ dội. Cơn đau có thể lan lên phía trên hoặc qua vùng hạ sườn
- Bị táo bón kéo dài xen kẽ với các đợt tiêu chảy
- Đi ngoài phân đen, phân có lẫn máu hoặc chất nhầy giống như mủ.
Nguyên nhân
Đây là tình trạng thường gặp của viêm đại tràng, xảy ra phổ biến ở người cao tuổi. Các nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng sigma có thể kể đến:
- Do hậu quả của các bệnh đường ruột như nhiễm vi khuẩn lỵ, thương hàn, nhiễm ký sinh trùng…
- Do di chứng của ngộ độc thức ăn hoặc dị ứng thức ăn.
- Do hàm lượng thành phần ure trong máu quá cao.
- Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật cũng dễ bị bệnh hơn.
- Những người có chế độ ăn uống bất hợp lý, không tốt cho đường tiêu hóa.
- Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng đoạn sigma: Người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn, đau bụng dưới với cường độ dữ dội, bị táo bón và tiêu chảy, đại tiện phân có nhiều chất nhầy và lẫn máu, cơ thể thiếu máu, suy nhược và sốt.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng nguy cơ bị bệnh viêm đại tràng sigma là:
- Người mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (UC) cao hơn nếu ở độ tuổi từ 15 – 30 (phổ biến nhất) hoặc 60 – 80.
Người tiền sử gia đình có người bị UC (viêm loét đại tràng), hút thuốc lá, sử dụng thuốc ngừa thai hoặc giảm đau NSAID. - Người trên 50 tuổi, đang mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh suy tim, huyết áp thấp, đã được phẫu thuật bụng…
Chẩn đoán
Để biết chính xác tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân thì ngoài việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm và thăm dò chức năng như sau:
- Thực hiện xét nghiệm máu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.
- Thực hiện xét nghiệm mẫu phân để tìm vi sinh vật, vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.
- Thực hiện chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp X-quang hoặc CT.
- Thực hiện nội soi đại tràng, có giá trị chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng hữu hiệu nhất khi bác sĩ quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc lòng đại tràng, sinh thiết tổn thương và tiến hành cắt bỏ polyp, cầm máu tổn thương.
Phòng ngừa bệnh
Ngoài tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để giúp bệnh mau chóng được đẩy lùi. Một lối sống tích cực sẽ bao gồm:
- Điều chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya, ngủ quá ít gây căng thẳng cho đường ruột.
- Luyện tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Chỉ nên dùng thuốc khi cần, theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà,…
- Khi bị táo bón thì cần ăn nhiều chất xơ, chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày để bộ máy tiêu hóa dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
- Khi bị tiêu chảy thì nên hạn chế ăn nhiều chất xơ, trái cây khô, rau sống, đồ hộp để tránh gây tổn thương thành ruột.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhất là từ mỡ động vật.
- Hạn chế bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa đường trong sữa gây ra khó tiêu và nên thay bằng các loại sữa đậu nành khi có nhu cầu.
- Không sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, voltaren, ibuprofen, naproxen,… vì có thể làm tăng nguy cơ gây xuất huyết đại tràng.
Điều trị như thế nào?
Bệnh có thể chữa trị dễ dàng hiệu quả khi được phát hiện sớm. Nếu bệnh trở nặng, xuất huyết hoặc ung thư thì quá trình chữa trị rất gian nan. Do đó mấu chốt nằm ở việc bạn cần chủ động thăm khám định kỳ hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị chuyên biệt. Tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng tiền sử bệnh của mỗi người mà đơn thuốc sẽ khác nhau. Một số nhóm thuốc chính được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng viêm.
- Thuốc kháng sinh để tăng cường đề kháng, chống nấm và ký sinh trùng.
- Các loại thuốc giảm đau để hạn chế cảm giác đau quặn vùng bụng.
- Thuốc cầm tiêu chảy.
- Thuốc điều trị hội chứng chướng bụng đầy hơi.
Khi nhận được đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của y bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc giữa chừng, tăng giảm liều lượng thuốc. Vì làm vậy thuốc không phát huy được công dụng. Ngược lại việc này có thể gây ra tác dụng phụ khôn lường. Người bệnh cũng cần kết hợp uống thuốc với việc nghỉ ngơi khoa học, ăn uống lành mạnh.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về viêm đại tràng Sigma và triệu chứng nguyên nhân.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.