Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm phổi kẽ lympho bào là gì? Những điều cần biết về viêm phổi kẽ lympho bào
Viêm phổi kẽ tế bào lympho (Lymphoid interstitial pneumonia – LIP) là sự xâm nhập của tế bào lympho vào mô kẽ phế nang và khoảng khí. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm ho, khó thở tiến triển, và ran nổ. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về viêm phổi kẽ lympho bào.
Tổng quan chung viêm phổi kẽ lympho bào
Bệnh phổi kẽ còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm xơ hóa vô căn, phế nang viêm. Đây là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương các tổ chức kẽ của phổi như vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu. Các bệnh phổi kẽ thường có chung triệu chứng lâm sàng, tiến triển mạn tính, dễ dẫn đến xơ phổi, sau cùng gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của cơ thể.
Bệnh phổi kẽ thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Các bệnh lý di truyền thuộc nhóm bệnh phổi kẽ thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 20 – 40. Tình trạng xơ phổi vô căn gặp ở người độ tuổi 50.
Triệu chứng viêm phổi kẽ lympho bào
- Bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ thường có triệu chứng khó thở gắng sức và tăng dầu, nặng ngực, ho khan,…
- Các triệu chứng này thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Bệnh nhân còn có thể bị ho ra máu, đau khớp và ngón tay dùi trống.
- Người mắc bệnh phổi kẽ có thể có các triệu chứng ngoài lồng ngực như sưng đau khớp, hạch ngoại vi, hội chứng Raynaud, sụt cân,… tùy theo từng bệnh lý.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ có thể là những nguyên nhân có thể xác định được hoặc những nguyên nhân không rõ. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến bao gồm chất độc trong không khí ở nơi làm việc, thuốc và một số loại phương pháp điều trị bệnh lý.
- Yếu tố nghề nghiệp và môi trường: Tiếp xúc lâu dài với một số chất độc và chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm tổn thương phổi. Các chất này bao gồm bụi silic, sợi amiăng, bụi mịn, phân chim…
- Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho phổi của bạn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, chẳng hạn như:
- Thuốc hóa trị: Các loại thuốc có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng hạn như methotrexate (Otrexup, Trexall…) và cyclophosphamide cũng có thể làm hỏng mô phổi.
- Thuốc trợ tim: Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như amiodarone (Nexterone, Pacerone) hoặc propranolol (Inderal, Innopran) có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ.
- Thuốc kháng sinh: Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin…) và ethambutol (Myambutol) có thể làm tổn thương phổi.
- Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như rituximab (Rituxan) hoặc sulfasalazine (Azulfidine).
- Vấn đề sức khỏe: Các bệnh miễn dịch cũng là “thủ phạm” gây ra chứng bệnh phổi mô kẽ, ví dụ như:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Xơ cứng bì.
- Viêm da cơ và viêm đa cơ.
- Bệnh mô liên kết hỗn hợp.
Mặc dù một số chất hóa học hay các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ. Thế nhưng cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Điều này khiến các bác sĩ khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì không thể đưa ra kết luận chính xác. Các rối loạn không rõ nguyên nhân được nhóm lại với nhau và được gọi là bệnh phổi mô kẽ vô căn, trong đó phổ biến và nguy hiểm hơn cả là xơ phổi vô căn (Idiopathic Pulmonary Fibrosis – IPF).
Đối tượng nguy cơ
Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể kể trên, còn một số yếu tố tuy không trực tiếp dẫn đến bệnh phổi mô kẽ nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh viêm phổi kẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến người lớn hơn, mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi cũng mắc phải căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm: Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng hoặc vì bất kỳ lý do gì phải thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể gây tổn hại phổi, nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ sẽ tăng lên.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Những người bị trào ngược axit dạ dày hoặc khó tiêu nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ bị bệnh phổi mô kẽ hơn.
- Hút thuốc: Một số dạng bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc. Các trường hợp đang mắc bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm phổi kẽ nói riêng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi có kèm theo bệnh khí thũng.
- Xạ trị: Xạ trị là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ mắc bệnh phổi mô kẽ hơn.
Chẩn đoán
Bệnh phổi mô kẽ không có những dấu hiệu đặc trưng nên việc làm sao để có thể chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ, phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi kẽ là gì cũng được nhiều người quan tâm. Để chẩn đoán một người có mắc viêm phổi kẽ hay không, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và chỉ định cho người bệnh xét nghiệm máu, thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
Khám lâm sàng và tiền sử bệnh
Người bệnh khi đến bệnh viện sẽ được tiến hành kiểm tra các chỉ số sức khỏe và thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể hỏi xem người bệnh đang có những dấu hiệu gì, tiền sử bệnh và việc dùng thuốc trong thời gian gần đây ra sao, môi trường sinh hoạt, làm việc thế nào,… để cân nhắc về nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
- Chụp CT: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến và thường được áp dụng hơn cả trong việc chẩn đoán bệnh viêm phổi chính là chụp cắt lớp vi tính (chụp CT). Kỹ thuật này có thể đặc biệt hữu ích trong việc xác định mức độ tổn thương phổi do bệnh phổi mô kẽ.
- Siêu âm tim: Siêu âm tim cho phép bác sĩ đánh giá tổng quan về tình trạng tim của người bệnh đang hoạt động như thế nào, từ đó có thể đánh giá mức độ áp lực xảy ra ở phía bên phải của tim.
Xét nghiệm máu
Một số phương pháp xét nghiệm máu cũng được áp dụng trong chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ. Vai trò của việc xét nghiệm là có thể giúp phát hiện protein, kháng thể và các dấu hiệu khác của bệnh tự miễn hoặc phản ứng viêm khi tiếp xúc với môi trường. Từ đó bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì.
Xét nghiệm chức năng phổi
- Phế dung kế: Đây là xét nghiệm giúp đánh giá lượng không khí phổi có thể giữ được và tốc độ không khí có thể di chuyển ra khỏi phổi. Phế dung kế cũng có chức năng đo mức độ oxy từ phổi vào máu.
- Đo SpO2: Phương pháp đo SpO2 dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu, theo dõi diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi mô kẽ..
Phòng ngừa viêm phổi kẽ lympho bào
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, mỗi người có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế hít phải các chất độc hại. Bạn nên đeo khẩu trang trong trường hợp phải sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi mịn và chất hóa học độc hại.
- Nếu đang mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm để tránh gặp biến chứng bệnh.
Điều trị viêm phổi kẽ lympho bào như thế nào?
Bệnh phổi mô kẽ gây ra sẹo phổi không thể hồi phục được. Thông thường, việc điều trị bệnh phổi mô kẽ tập trung vào hai nhóm mục tiêu là làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống
- Thuốc điều trị viêm phổi kẽ: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc corticosteroid, pirfenidone (Esbriet) và nintedanib (Ofev)… hoặc các loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại đang như thế nào.
- Liệu pháp oxy: Liệu pháp oxy cũng được áp dụng trong liệu trình điều trị bệnh phổi mô kẽ. Qua đó, người bệnh có thể cảm thấy đỡ khó thở hơn, ngủ ngon hơn, không còn cảm giác hụt hơi khi vận động.
- Bài tập phục hồi chức năng phổi: Bài tập phục hồi chức năng phổi bao gồm các bài tập thở và các bài tập vận động nhẹ nhàng. Thực hiện những bài tập phục hồi chức năng phổi thường xuyên không chỉ giúp người bệnh dễ chịu hơn mà còn là cách làm thư giãn tinh thần.