Bị ngứa và đau khi nước vào tai phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả!
Đi bơi, gội đầu hay bị ướt mưa bất chợt đều có thể khiến nước vào tai và gây cảm giác ù tai, bít tai khó chịu. Tuy nhiên, nếu nước sạch và bạn lau khô tai ngay thì sẽ không sao. Ngược lại, khi nước vô lỗ tai quá sâu dễ gây viêm, nặng nhất là khiến tai bị nhiễm trùng. Vì thế, dưới đây là các giải pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để khắc phục vấn đề trên một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân bị ngứa và đau tai khi nước vào tai
Cảm giác đau nhức, ngứa ngáy sau khi bị nước vô lỗ tai là dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm ống tai ngoài. Thực tế, ống tai ngoài là bộ phận từ cửa tai đến màng nhĩ, gồm hai phần tiếp nối nhau với phần ống tai sụn sẽ ở phía ngoài và ống tai xương thì ở bên trong. Toàn bộ vùng ống tai được phủ bởi da ống tai và việc viêm ống tai ngoài sẽ viêm ở phần da này.
Viêm tai ngoài thường gặp ở những người thường xuyên bơi lội. Khi bơi hay ngụp lặn khiến nước vào tai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu tai có nút ráy thì khi nước ngấm vào sẽ làm trương nở, gây bít tắc ống tai. Điều này dẫn đến tai bị đau, ngứa và chảy dịch sau khi nước vào.
Hướng dẫn xử lý tình trạng nước vào tai đúng cách để tránh viêm nhiễm
Nước vào tai phải làm sao? Các biện pháp xử lý tình trạng nước vô lỗ tai tại nhà sau đây có thể giúp bạn giải quyết vấn đề trên một cách an toàn và hiệu quả, gồm:
Nghiêng đầu sang một bên để nước tự thoát khỏi tai
Nghiêng đầu sang một bên là một trong những cách chữa nước vào tai bị ù nhanh chóng. Cụ thể, khi nhận thấy nước vô lỗ tai, bạn hãy nghiêng đầu sang bên tai gặp vấn đề, chúc xuống và giữ yên trong vài phút để nước tự động thoát ra ngoài.
Lắc hoặc kéo nhẹ dái tai
Nước vào tai phải làm sao? Việc kết hợp nghiêng đầu, kéo và lắc nhẹ dái tai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước thoát ra khỏi ống tai. Vì thế, bạn nên kết hợp các động tác này sẽ giúp làm tăng hiệu quả cho quá trình loại bỏ nước trong tai.
Nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để loại bỏ nước trong tai an toàn. Chi tiết, hãy đặt ống tai úp và vuông góc với mặt nệm hoặc sàn, giữ yên trong vài phút. Đặc biệt, bạn cũng có thể lót thêm khăn dưới tai để thấm nước nhanh hơn.
Tạo độ rung để dẫn nước ra ngoài bằng động tác ngáp hay nhai
Một số cử động của hàm như ngáp hay nhai (ví dụ là nhai kẹo cao su) có thể tác động đến ống tai. Do đó, các động tác này sẽ làm rung tai, từ đó làm giảm độ bám dính vào thành ống tai và giúp nước trong tai dễ dàng thoát ra ngoài.
Nước vào tai phải làm sao? Dùng luồng gió nóng từ máy sấy tóc
Trong trường hợp nước không thoát ra bằng các thao tác nghiêng đầu, lắc hay kéo nhẹ dái tai thì việc sử dụng nhiệt từ máy sấy tóc là một cách chữa nước vào tai mà bạn có thể tham khảo. Chi tiết hơn:
- Ban đầu, hãy bật máy sấy tóc ở chế độ nhẹ nhất.
- Giữ máy cách tai có nước từ 20 – 30cm (tương đương độ dài của bàn chân), điều chỉnh hướng luồng gió sao cho chúng thổi vào ống tai. Tiếp theo, di chuyển máy sấy đến gần, xa đều đặn trong thời gian ngắn.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với thao tác kéo, lắc dái tai nhằm khắc phục tình trạng nước vô lỗ tai nhanh hơn.
Sử dụng dung dịch oxy già – Cách chữa nước vào tai bị ù an toàn
Oxy già có tác dụng diệt khuẩn, nên khi tai bị nước vào và có dấu hiệu viêm, bạn có thể dùng oxy già để làm sạch tai. Tuy dung dịch này là một giải pháp hữu hiệu cho tình trạng viêm ống tai ngoài nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng hoặc làm bỏng rát da. Vì thế, bạn cần pha loãng oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1, nhỏ từ 2 – 3 giọt vào trong tai, chờ khoảng 30 giây và lau đi.
Sử dụng dung dịch cồn và giấm
Giấm và cồn là hai nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn cải thiện vấn đề nước vô lỗ tai một cách an toàn. Nhờ vào tính axit của giấm và độ bay hơi từ cồn sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, đồng thời lượng nước trong tai cũng được khô đi nhanh chóng. Do đó, hãy áp dụng bằng cách pha cồn và giấm theo tỉ lệ bằng nhau, sau đó nhỏ vài giọt vào tai, xoa nhẹ nhàng phía ngoài tai và đợi khoảng 30 phút để dung dịch chảy ra.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm đau khác
Trong trường hợp viêm tai do nước, việc làm khô ống tai là cần thiết nhưng bạn nên kết hợp thêm các biện pháp điều trị khác, như là:
- Dùng khăn ấm chườm lên tai.
- Dùng thuốc nhỏ tai kê đơn hay không kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không kê đơn, chẳng hạn naproxen natri, ibuprofen hay acetaminophen mà bác sĩ yêu cầu.
Trong trường hợp tình trạng đau tai không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng như bị bít tắc tai, sưng phù nề, chảy dịch thì bạn nên chủ động đi thăm khám sớm. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi, đánh giá và kê thuốc điều trị sao cho phù hợp.
Những điểm cần lưu ý trong quá trình xử lý hoặc điều trị viêm ống tai ngoài do nước vào tai
Để khắc phục sớm tình trạng nước vào tai, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau:
- Hạn chế đi bơi hay lặn trong thời gian nước vô lỗ tai.
- Không dùng nút tai, máy trợ thính hoặc tai nghe khi tai chưa hết đau và chảy dịch.
- Không để nước vào ống tai trong quá trình tắm gội, bạn có thể sử dụng bông gòn có tẩm sáp dầu khoáng và nhét vào cửa tai nhằm bảo vệ tai khi tắm.
- Thay vì ngoáy tai bằng ngón tay hoặc tăm bông, hãy sử dụng khăn sạch, làm ẩm bằng nước ấm và lau bên ngoài tai.
- Khi dùng thuốc nhỏ tai hoặc bất kỳ dung dịch nào để nhỏ vào tai, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý của sản phẩm để tránh tác dụng phụ sẽ làm thủng màng nhĩ.
Như vậy, tình trạng nước vào tai không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Vì thế, hy vọng bài viết này đã giúp bạn đã tìm được giải pháp phù hợp để xử lý triệt để tình trạng nước vô lỗ tai nhé!