Bị nôn ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Nôn ra máu hay thổ huyết, được hiểu là tình trạng máu thoát ra ngoài bằng đường thực quản và khiến nhiều người lo lắng. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị tình trạng trên một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bị nôn ra máu là bệnh gì?
Bị nôn ra máu là bệnh gì? Đây là tình trạng người bệnh nôn hay ói ra các chất trong dạ dày và trộn lẫn với máu hay chỉ có máu. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề này, đặc biệt sẽ đáng quan ngại khi cá nhân bị chấn thương nội tạng gây vỡ hoặc xuất huyết trong dẫn đến nôn ra máu. Ngoài ra, cũng có trường hợp nôn ra máu xảy ra do chấn thương miệng, mũi, làm chảy máu và vô tình nuốt ngược máu trở vào lại bên trong.
Thông thường, máu bị nôn ra có màu nâu (tương tự như bã cà phê), đỏ tươi hoặc màu đỏ sẫm. Dựa vào màu sắc cùng với lượng máu trào ra mà bác sĩ có thể chẩn đoán được nguồn gốc, tình trạng sức khỏe mà cá nhân đang gặp phải. Chi tiết, nếu bệnh nhân nôn ra một lượng máu đỏ tươi khoảng 500ml hay có kèm theo các triệu chứng như cảm thấy chóng mặt, nhịp thở thay đổi đột ngột thì bạn cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức.
Dấu hiệu và triệu chứng thường đi kèm với tình trạng nôn ra máu
Mặc dù đã hiểu được tình trạng nôn ra máu là bệnh gì, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của chúng ngay sau đây. Cụ thể:
- Người bệnh bị đau bụng và nôn ra máu.
- Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa các chất có ở dạ dày.
- Vùng bụng bị khó chịu.
Đặc biệt, khi gặp những triệu chứng dưới đây thì bạn nên nhập viện nhanh chóng:
- Nhịp thở thay đổi, tim đập nhanh bất thường.
- Cảm thấy chóng mặt, mờ mắt, thậm chí dẫn đến ngất xỉu.
- Tình trạng đau bụng nặng.
- Có đổ mồ hôi lạnh, da bị lạnh.
- Cơ thể trong tình trạng mơ hồ, lú lẫn, không tỉnh táo.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu hay ói ra máu
Như Pharmacity đã chia sẻ, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nôn ra máu đỏ tươi. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào bộ phận bị chấn thương, các bệnh lý, ảnh hưởng của thuốc hay ngộ độc. Chi tiết hơn, một số nguyên nhân gây ói ra máu như là:
- Người bệnh nuốt phải dị vật.
- Cơ thể bị chảy máu cam.
- Bị kích ứng thực quản.
- Nôn mửa hay ho mãn tính gây rách thực quản.
- Nuốt máu khi cơ thể bị chấn thương có xuất huyết.
- Gặp tác dụng phụ của aspirin hay các loại thuốc kháng viêm không steroid.
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, viêm tụy và viêm dạ dày.
Ngoài ra, một số nguyên do khác dẫn đến nôn ra máu mà bạn nên chú ý:
- Bệnh xơ gan.
- Người bệnh mắc ung thư thực quản và ung thư tuyến tụy.
- Niêm mạc dạ dày bị xói mòn nghiêm trọng.
Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng nôn ra máu
Sau khi đã hiểu được nôn ra máu là bệnh gì cùng với các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, có thể thấy nguyên nhân gây nên tình trạng này không đơn giản. Vì vậy, bên cạnh phương pháp khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp CT.
- Áp dụng phương pháp nội soi dạ dày hay đường tiêu hóa.
- Siêu âm.
- Chụp MRI.
- Chụp X-quang.
- Thực hiện xét nghiệm máu.
Các biến chứng nguy hiểm của tình trạng nôn ra máu
Kể cả trường hợp nôn ra máu đỏ tươi, màu nâu hay màu đỏ sẫm thì đây cũng có thể ngầm cảnh báo rủi ro nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không phát hiện sớm. Trong đó, những đối tượng sau nên đặc biệt lưu ý khi gặp tình trạng ói ra máu, gồm:
- Người có tiền sử bị đột quỵ.
- Người nghiện rượu.
- Người lớn tuổi.
- Người bị rối loạn làm ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
Bên cạnh đó, một số biến chứng nguy hiểm khi người bệnh nôn ra máu như:
- Bị ngạt thở: Việc ngạt thở dẫn đến tình trạng tràn máu màng phổi, gây suy giảm khả năng thở của cơ thể.
- Gây thiếu máu: Tình trạng nôn ra máu làm bệnh nhân mất rất nhiều máu, dẫn đến thiếu máu.
- Bị sốc: Bạn có thể nhận biết các triệu chứng sốc thông qua cảm giác chóng mặt khi đứng lên, thở nhanh và nông, da bị lạnh và nhợt nhạt, lượng nước tiểu ít. Đồng thời, khi cơ thể bị sốc có thể gây giảm huyết áp, hôn mê sâu hoặc tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.
Nhìn chung, nôn ra máu hay thổ huyết là dấu hiệu vô cùng quan trọng, ngầm cảnh báo cho một tình trạng sức khỏe đáng báo động. Chính vì thế, khi gặp trường hợp trên thì bạn cần liên hệ bác sĩ nhanh chóng để được theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời.