Bị rong kinh nên ăn gì?
Rong kinh là một tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong cuộc sống. Việc chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Vậy, bị rong kinh nên ăn gì và tránh gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Chứng rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, thường trên 7 ngày, hoặc lượng máu kinh quá nhiều gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân của rong kinh có thể do rối loạn nội tiết, các bệnh lý phụ khoa hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Bị rong kinh nên ăn gì?
Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng rong kinh, dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung:
Thực phẩm giàu chất sắt
Thời gian rong kinh kéo dài có thể dẫn đến mất chất sắt, khiến bạn bị thiếu máu nên thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, yếu ớt,… Vì thế thực phẩm giàu chất sắt là nguồn thực phẩm không thể không có trong giai đoạn này.
Các loại thực phẩm giàu chất sắt: thịt đỏ, gan, hải sản, rau lá xanh, trái cây sấy, các loại hạt, các loại đậu…
Các loại thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào của bạn và đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Vitamin C cũng đóng vai trò thiết yếu giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt, quả mọng, cà chua, ổi, dâu tây, đu đủ, súp lơ, bắp cải Brucxen, rau mùi tây,..
Các loại thực phẩm giàu Vitamin B6
Vitamin B6 là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tế bào hồng cầu mới, giúp bù đắp lại cho lượng máu đã bị mất do rong kinh lâu ngày.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 phải kể đến như: gan gà, gan lợn, gan bò, các loại thịt gia cầm, cá hồi, các loại đậu, chuối, nước ép cà chua,…
Thực phẩm giàu Magie
Bổ sung magie giúp giảm chảy máu trong thời kỳ hành kinh. Hơn nữa, bổ sung magie giúp bạn cải thiện tình trạng căng thẳng, mất ngủ, bất ổn về nhịp tim và huyết áp.
Các loại thực phẩm giàu magie như: các loại hạt, cá thu, cá hồi, hạt vừng, hạt dưa hấu, yến mạch, bí đỏ, bí đao…
Thực phẩm giàu Omega 3
Omega – 3 là một loại axit amin lành mạnh (chất béo không bão hòa) có mặt trong nhiều loại cá. Omega – 3 có tác dụng giúp phục hồi tổn thương (giảm viêm), cải thiện sức khỏe tim mạch và cân bằng nội tiết tố.
Những loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá cơm, trứng cá muối,…
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K giúp cầm máu và giảm lượng máu kinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: rau lá xanh, bắp cải, cải xoăn, rau diếp, ngò rí, rau mùi
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các vitamin thiết yếu như sắt giúp thúc đẩy quá trình tạo máu.
Các loại ngũ cốc điển hình như là yến mạch, gạo lứt, bột kiều mạch, bánh mì nguyên hạt (lúa mạch đen), mì ống nguyên hạt, couscous, hạt kê hoặc rau dền.
Rau xanh và các loại trái cây
Rau xanh và trái cây chứa rất nhiều chất ngăn ngừa oxy hóa và vitamin hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, trái cây còn đóng vai trò cải thiện tình trạng rong kinh, giúp cân bằng nội tiết và cải thiện hàm lượng đường ở trong máu.
Các loại trà thảo mộc
- Trà gừng: tính nóng nên uống một ly trà gừng khi bạn đến tháng sẽ giúp giảm hạn chế bớt lượng máu kinh hiệu quả. Nhưng không nên vì thế mà bạn lại uống nhiều vì có thể gây phản tác dụng, do một số thành phần trong gừng có thể gây loãng máu.
- Trà quế: quế thường được dân gian sử dụng như một phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cầm máu ở phụ nữ. Để giảm tình trạng rong kinh, bạn có thể chuẩn bị một cốc nước lạnh có pha 1 thìa bột quế, uống 3 lần mỗi ngày, sẽ dần khắc phục được hiện tượng rong kinh. Nếu bạn có cơ địa nóng trong thì bạn không nên uống loại trà này vì rất có thể sẽ gây phản tác dụng.
- Trà hoa cúc: ổn định tinh thần, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng loại trà này vào những ngày hành kinh để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, mất quá nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm tổng lượng máu chảy xung quanh cơ thể (lượng máu), bạn nên uống nhiều nước lọc để vừa giữ nước cho cơ thể vừa đào thải độc tố hiệu quả. Đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể duy trì 1,5-2 lít/ngày.
Các loại thực phẩm cần tránh
Trong thời gian bị rong kinh, nên tránh các thực phẩm sau để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu:
- Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế Đường và tinh bột tinh chế có thể làm tăng đường huyết và gây viêm, khiến tình trạng rong kinh trở nên tồi tệ hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều caffeine Caffeine có thể làm tăng mức độ căng thẳng và khiến cơ thể mất nước, không tốt cho phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Thực phẩm chứa nhiều muối Muối có thể gây giữ nước, dẫn đến tình trạng sưng và khó chịu.
- Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh Những thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ và ít dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
- Đồ ăn lạnh gây lạnh bụng: Các thực phẩm này sẽ làm máu bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ. Lúc này máu kinh sẽ lưu thông không tốt dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội.
- Rượu bia: Trong thời gian bị chảy máu nhiều, nếu uống rượu bia thì các chất kích thích này sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn, ảnh hưởng tới giấc ngủ và nội tiết tố.
Một vài món ăn ngon trong thời kỳ rong kinh
Đậu xanh nấu đường
- Chuẩn bị: Đường, 200 gam đậu xanh.
- Thực hiện: Đậu xanh đem xát vỏ, rửa sạch rồi nấu cho chín nhừ sau đó thêm đường cho vừa ăn thì tắt bếp.
Canh ngải cứu nấu cá trê
- Chuẩn bị: 12 gam hồng hoa, 100 gam ngải cứu, 300 gam cá trê, 120 gam bột đậu đen, 6 gam trần bì.
- Thực hiện: Làm sạch cá trê rồi nấu cùng bột đậu đen trong nồi. Bỏ các nguyên liệu khác vào túi vải mỏng, thêm nước rồi nối chung trong nồi nhỏ cho đến khi tất cả các nguyên liệu đã chín nhừ.hết thì nhấc túi vải ra ngoài, tất cả các đồ còn lại trong nồi chia làm 3 phần ăn trong 1 ngày. Ăn liên tục như vậy trong 15 ngày.
Cháo táo đỏ, hạt sen, quả vải
- Chuẩn bị: 50 gam gạo tẻ; 40 gam long vải; 20 gam táo đỏ; 70 gam hạt sen; một ít đường.
- Thực hiện: Hạt sen bóc vỏ và bỏ tâm, bỏ hạt táo đỏ, gạo vo sạch. Đầu tiên đem cho gạo và hạt sen vào nấu nhừ thành cháo sau đó mới cho thêm long vải và táo đỏ vào nấu tiếp khoảng 30 phút nữa rồi nêm đường vào và nhấc ra. Món ăn này chia làm 2 lần ăn trong ngày, duy trì liên tục 5 ngày để điều kinh, dưỡng huyết.
Móng giò hầm nhân sâm
- Chuẩn bị: 5 gam nhân sâm, 1 cái móng giò, gia vị, xì dầu và rượu.
- Cách thực hiện: Nướng rồi cạo sạch móng giò, chặt đôi rồi nấu chung cùng nhân sâm, ninh nhừ móng rồi nêm nếm xì dầu, rượu và gia vị (ăn trong 5 ngày.
Canh câu kỷ thịt dê
- Chuẩn bị: 30 gam câu kỷ, 300 gam thịt dê; gia vị, hành, gừng,
- Thực hiện: Rửa sạch và thái nhỏ thịt dê sau đó cho vào nồi cùng gừng, câu kỷ, đổ thêm ít nước rồi đun cho đến khi thịt dê chín nhừ. Tiếp sau đó bạn nêm thêm gia vị và cho thêm hành hoa vào là được. Món ăn này duy trì trong 10 ngày không những bồi bổ sức khỏe mà còn bổ thận và rất tốt cho khí huyết.
Kết luận
Việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong giai đoạn rong kinh rất quan trọng để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thiết thực. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dinh dưỡng trong giai đoạn rong kinh, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp nhất. Chăm sóc bản thân đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng và khỏe mạnh hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.