Các thuốc đông y trị rong kinh
Rong kinh là một tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Việc điều trị rong kinh bằng thuốc Đông y đang ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu hiện của rong kinh, các loại thuốc Đông y trị rong kinh, và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng phương pháp này.
Rong kinh có biểu hiện như thế nào?
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, thường trên 7 ngày, hoặc lượng máu kinh vượt quá 80ml mỗi chu kỳ. Những triệu chứng của rong kinh bao gồm:
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh nhiều, cần thay băng vệ sinh liên tục.
- Đau bụng dữ dội, có thể kèm theo mệt mỏi, chóng mặt do mất máu nhiều.
Các thuốc đông y trị rong kinh
Dân gian truyền tai nhau nhiều loại thảo dược có công dụng làm giảm hiện tượng rong kinh. Trong đó, các loại cây cỏ được dùng nhiều nhất là:
Chữa rong kinh bằng ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có vị cay, đắng, hơi ôn, tính ấm. Do đó, ngải cứu thường được sử dụng để điều trị 1 số bệnh như: viêm, đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều… Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt cực kì hiệu quả.
Cách dùng: Đem 30g lá ngải cứu khô sắc với 1 lít nước, đun lửa nhỏ đến khi còn lại 500ml. Chia làm 3 lần, uống thay nước hàng ngày.
Lưu ý : Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan, rối loạn đường ruột cấp tính. Tuyệt đối không sử dụng ngải cứu. Thực hiện cách trị rong kinh bằng ngải cứu này 1 tuần trước khi kinh đến và trong suốt thời gian hành kinh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp ngải cứu trong bữa ăn hàng ngày. Nó sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Nếu bạn không có thời gian sắc ngải cứu lấy nước uống. Bạn có thể mua bột hoặc cao đặc ngải cứu về pha với nước uống hàng ngày.
Chữa rong kinh theo bằng cây huyết dụ
Cây huyết dụ (Folium cordyline), lá mọc thành chùm ở ngọn, có hình mũi dao màu tím. Theo Đông y, huyết dụ có tính mát, vị đắng nhạt.
Huyết dụ có tác dụng tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu rất tốt. Thường được sử dụng để chữa rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, băng huyết … Dưới đây là 1 số cách trị rong kinh bằng cây huyết dụ :
- Bài thuốc 1: 20g lá huyết dụ tươi, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ. Đem sắc với 200ml nước, đun lửa nhỏ đến khi cạn 1 nửa thì bỏ ra, chắt lấy nước, ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc 2: 20g lá huyết dụ, 8g rễ cỏ gừng, 10g đài tồn tại của quả mướp, 10g rễ cỏ tranh. Rửa sạch, thái nhỏ, đem sắc với 400ml nước. Đun lửa nhỏ đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý : Phụ nữ trước khi sinh, sau khi sinh bị sót nhau, sau khi nạo thai. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc có vị huyết dụ.
Chữa rong kinh bằng bằng quế
Quế là 1 loại nguyên liệu phổ biến được thêm vào nhiều món ăn. Quế có tác dụng loại bỏ tạp chất, cải thiện lưu thông máu giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Cách dùng: Pha 1 thìa cà phê bột quế với nước lạnh, uống ngày 3 lần, giúp bạn giảm bớt lượng máu mất đi do hiện tượng rong kinh. Ngoài ra, có thể mua gói trà quế uống thay nước hàng ngày, thêm chút mật ong để tăng hương vị.
Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi
Cây cỏ mực (hay còn gọi là nhọ nồi) thường mọc ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Nhọ nồi là loại cây có vị ngọt, tính lạnh, không độc. Theo Đông y, nhọ nồi có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, bổ thận, dưỡng thận âm…
Cách dùng: Lấy 3-4 nắm nhọ nồi đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để sạch vi khuẩn. Sau đó để ráo, xay sinh tố lấy nước uống hàng ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 chén vào buổi sáng và trưa. Bạn nên uống trước và trong giai đoạn hành kinh sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng
Chữa rong kinh bằng gừng
Gừng là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình. Theo Đông y, gừng có tác dụng lên tỳ, vị, kinh phế, đại tràng, thận.
Gừng giúp chống lạnh, làm ấm, thông lạch, hồi dương. Ngoài ra, gừng còn giúp điều chỉnh lượng máu chảy ra, giảm bớt triệu chứng đau bụng đi kèm. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày. Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả điều trị và nên uống khi còn ấm.
Chữa rong kinh bằng bột tầm xuân
Tầm xuân có công dụng trừ phong, thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết chỉ huyết, giảm đau, giải độc. Thường được sử dụng để điều trị 1 số bệnh như: thủy thũng, tiêu khát, hoàng đản, rong kinh, rối loạn kinh…Trong tầm xuân chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng. Từ đó giúp giảm bớt ảnh hưởng do thiếu máu khi bị rong kinh.
Cách dùng: Pha bột tầm xuân với nước uống hàng ngày. Uống ít nhất 3 lần/ngày thay nước. Bạn nên uống từ 3-4 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Uống đều đặn đến khi kỳ kinh kết thúc.
Một số lưu ý khi điều trị rong kinh bằng thuốc đông y
Tham khảo ý kiến thầy thuốc
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc đông y nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y để được tư vấn và kê đơn phù hợp. Tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn hoặc không đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi.
Kiên trì và đều đặn
Điều trị bằng đông y thường yêu cầu sự kiên trì và đều đặn, vì các bài thuốc cần thời gian để phát huy tác dụng. Người bệnh không nên bỏ dở liệu trình điều trị giữa chừng mà cần tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc đông y với chế độ sinh hoạt lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, nghỉ ngơi đủ giấc và tránh căng thẳng. Điều này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và duy trì sức khỏe toàn diện.
Theo dõi tác dụng phụ
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc Đông y, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Kết luận
Điều trị rong kinh bằng thuốc Đông y không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả lâu dài nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên thăm khám và tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng. Kiên trì và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng rong kinh và duy trì sức khỏe tốt hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.