Bị rubella khi mang thai có nguy hiểm không?
Rubella, hay còn gọi là sởi Đức, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với các triệu chứng nhẹ như sốt, phát ban, sổ mũi và ho. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, rubella có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về triệu chứng, ảnh hưởng và phương pháp phòng ngừa rubella khi mang thai.
Triệu chứng bệnh rubella khi mang thai
Phụ nữ mang thai mắc rubella thường có các triệu chứng nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm hoặc dị ứng. Các triệu chứng bệnh rubella phổ biến bao gồm:
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, thường không vượt quá 39 độ C.
- Nổi ban đỏ: Xuất hiện đầu tiên ở mặt và lan dần xuống cơ thể. Ban đỏ thường kéo dài từ 1-3 ngày.
- Sưng hạch bạch huyết: Đặc biệt là ở vùng cổ và sau tai.
- Đau khớp: Xương chẩm hay khuỷu tay cũng sẽ dần xuất hiện và có triệu chứng hơi đau nhức khi chạm vào.Thường gặp ở người lớn và có thể kéo dài vài tuần.
- Ngoài ra còn có triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau mắt..
Ảnh hưởng của bệnh rubella tới mẹ và thai nhi
Ở phụ nữ mang thai, rubella có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi, bao gồm:
- Sảy thai: Nguy cơ cao trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Sinh non, thai lưu: Thai phụ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường.
- Viêm phổi: Nguy cơ bị viêm phổi do hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Viêm khớp: Các cơn đau khớp có thể kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS)
Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm:
- Khiếm thính: Trẻ sinh ra có thể bị điếc.
- Các vấn dề về thị lực: Đục thủy tinh thể, bệnh lý về võng mạc.
- Bệnh Tim Bẩm Sinh: Các dị tật về tim như còn ống động mạch, thông liên thất.
- Chậm Phát Triển Trí Tuệ: Gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Tự kỷ.
Phương pháp phòng ngừa
Tiêm phòng vaccine
- Vaccine MMR (Sởi, Quai Bị, Rubella): Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Phụ nữ nên tiêm vaccine trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Cần tuân thủ lịch tiêm chủng định kỳ để đảm bảo khả năng miễn dịch.
Các biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ mắc bệnh rubella:
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Xét nghiệm rubella để xác định tình trạng miễn dịch.
- Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và sử dụng khẩu trang khi cần thiết.
- Thăm khám định kỳ: Theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Bổ sung dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp giảm thiểu bệnh cho mẹ và thai nhi
Nếu bạn đang mang thai và lo lắng về rubella, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có miễn dịch với rubella hay không và tư vấn cho bạn về cách bảo vệ bản thân và thai nhi.
Kết Luận
Rubella là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Việc nhận biết các triệu chứng và hiểu rõ ảnh hưởng của bệnh giúp chúng ta có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời. Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và thăm khám định kỳ để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.