Bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì để hồi phục nhanh chóng?
Tiêu chảy là một tình trạng gây ra sự mất nước và chất điện giải trong cơ thể, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Vậy tiêu chảy nên ăn gì, uống gì và cần làm gì để hồi phục nhanh chóng? Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm nên bổ sung và các biện pháp khắc phục tình trạng tiêu chảy đơn giản.
Tiêu chảy nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?
Khi bị tiêu chảy, cơ thể cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi. Vậy tiêu chảy nên ăn gì? Dưới đây là những lựa chọn tốt cho người bị tiêu chảy:
Sữa chua
Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời khi bị tiêu chảy vì nó chứa các lợi khuẩn probiotics. Những vi khuẩn có lợi này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình hồi phục của đường tiêu hóa.
Chuối
Chuối là một loại trái cây giàu kali, một chất điện giải mà cơ thể mất đi khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ hòa tan, giúp dễ tiêu hoá và giảm tình trạng tiêu chảy.
Táo
Tương tự như chuối, táo cũng chứa lượng chất xơ hòa tan pectin, rất dễ tiêu hóa và hỗ trợ làm cứng phân. Ngoài ra, táo còn cung cấp lượng đường tự nhiên, giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung năng lượng. Bạn nên ăn khoảng 2 quả táo mỗi ngày có thể giúp làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy.
Cháo loãng
Cháo loãng là một món ăn dễ tiêu hóa, là câu trả lời lý tưởng cho câu hỏi “tiêu chảy nên ăn gì“. Cháo có thể được nấu từ gạo trắng, thêm một ít muối để bổ sung natri, giúp bù đắp lượng điện giải bị mất khi bị tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cháo cùng các loại rau củ và thịt như:
- Cháo cà rốt thịt heo nạc.
- Cháo bí đỏ thịt gà.
- Cháo cà rốt khoai tây.
- Cháo đậu xanh thịt heo băm.
Gạo trắng, bánh mì
Các thực phẩm giàu tinh bột và ít chất xơ giúp giảm triệu chứng khó chịu của hệ tiêu hóa. Gạo trắng, với lượng tinh bột cao và dễ tiêu hóa, giúp giảm áp lực lên dạ dày một cách hiệu quả. Nên tránh gạo lứt vì hàm lượng chất xơ cao có thể gây khó tiêu và chướng bụng.
Bánh mì trắng cũng là lựa chọn lý tưởng khi bị tiêu chảy, nó giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, làm đặc phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Tiêu chảy nên uống gì để mau khỏi bệnh?
Khi tiêu chảy kéo dài, việc bổ sung đủ nước và các chất điện giải cũng rất quan trọng. Một số loại thức uống giúp bạn hồi phục nhanh chóng có thể kể đến như:
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tính chất chống viêm và làm dịu, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của tiêu chảy. Uống trà hoa cúc có thể giúp giảm co thắt dạ dày và cải thiện tình trạng mất nước.
Nước lá ổi
Nước lá ổi là một bài thuốc dân gian hiệu quả để điều trị tiêu chảy. Lá ổi chứa các hợp chất có khả năng làm giảm sự tiết dịch trong ruột và làm đặc phân. Bạn có thể ăn hoặc uống nước ép ổi từ 1 – 2 trái mỗi ngày.
Nước từ vỏ cam
Vỏ cam chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Uống nước từ vỏ cam có thể giúp giảm tiêu chảy và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nước bù điện giải
Nước bù điện giải là một lựa chọn tối ưu để bổ sung các chất điện giải như natri, kali và clorua mà cơ thể mất đi trong quá trình tiêu chảy. Bạn có thể mua nước bù điện giải từ hiệu thuốc hoặc tự pha chế tại nhà bằng cách hòa tan một ít muối và đường vào nước.
Một số thực phẩm nên kiêng khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh một số loại thực phẩm và đồ uống vì có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên, xào có thể làm dạ dày khó tiêu hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Thường không phù hợp với nhiều người bị bất dung nạp lactose. Điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm có chứa nhiều đường: Các loại kẹo, bánh ngọt và đồ uống có ga đều chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mất nước và kéo dài triệu chứng tiêu chảy.
- Thức uống có chứa caffeine: Caffeine có tác dụng kích thích đường ruột, làm tăng co thắt và có thể khiến tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biện pháp chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy tại nhà
Ngoài việc ăn uống hợp lý, khi chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy cần lưu ý các điều sau:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Đảm bảo uống đủ nước để tránh mất nước khi tiêu chảy. Có thể sử dụng nước lọc, nước điện giải hoặc nước cháo loãng.
- Ăn chín, uống sôi và không ăn thực phẩm chế biến sẵn, mất vệ sinh.
- Chia nhỏ các bữa ăn khẩu phần ăn giúp để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày và ruột.
- Vệ sinh sạch sẽ không gian quanh nhà như toilet, phòng ngủ và khu vực ăn uống.
- Tăng cường bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua hoặc sử dụng các loại men vi sinh.
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần liên hệ với bác sĩ.
Khi nào người bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ?
Mặc dù tiêu chảy thường tự khỏi sau vài ngày, nhưng có những trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay, bao gồm:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ mà không thuyên giảm.
- Tiêu chảy kèm theo sốt cao, đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa nhiều lần.
- Xuất hiện máu trong phân hoặc phân màu đen.
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng và kiệt sức.
- Khô miệng, giảm lượng nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng.
Trên đây đã giải đáp câu hỏi “tiêu chảy nên ăn gì” và cung cấp các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ bạn hoặc người thân hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.