Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả
Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp.
Là bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, ở độ tuổi trung niên và có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng rõ rệt.
Các cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả
Các biện pháp về lối sống
- Nghỉ ngơi hợp lý và cân bằng.
- Có giấc ngủ chất lượng sẽ giúp làm giảm cơn đau.
- Chế độ ăn uống đầy đủ.
- Thay thế axit béo omega-6 (thịt) bằng axit béo omega-3 (dầu cá) giúp giảm một phần triệu chứng
- Omega 3 giúp làm giảm sản xuất prostaglandins viêm và thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Các biện pháp vật lý
- Nẹp khớp làm giảm viêm tại chỗ và có thể làm giảm các triệu chứng đau hoặc các bệnh thần kinh chèn ép.
- Có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng khớp.
- Giày chỉnh hình hoặc giày thể thao có gót tốt và hỗ trợ vòm gan chân thường rất hữu ích; dụng cụ hỗ trợ xương bàn chân được đặt phía dưới (gần) chỗ khớp bàn ngón chân đau để làm giảm đau do chịu trọng lực.
- Giày đúc dành cho các biến dạng trầm trọng.
- Nên tập thể dục để tăng sức bền.
- Trong giai đoạn viêm cấp tính, tập vận động thụ động giúp ngăn co cứng ở tư thế gấp.
- Liệu pháp nhiệt có thể được áp dụng để giảm bớt sự cứng khớp.
- Các bài tập thể dục được thực hiện trong nước ấm giúp làm tăng chức năng của cơ bằng cách giảm độ cứng và co thắt cơ.
- Tập vật lý trị liệu hoặc xoa bóp cũng giúp giảm tình trạng viêm và đau
Dùng thuốc
Một số dữ liệu cho thấy kết hợp thuốc từ các nhóm khác nhau:
- Methotrexate cộng với các DMARD khác
- Corticosteroid giảm liều nhanh cùng với DMARD
- Methotrexate cộng với kháng TNF-alpha
- Kháng TNF-alpha và DMARD tốt hơn sử dụng các DMARD tuần tự hoặc kết hợp với các DMARD khác.
- Nhìn chung, các thuốc sinh học không được phối hợp với nhau do tần suất nhiễm trùng gia tăng.
Methotrexate 10 đến 15 mg đường uống một lần/tuần (với axit folic 1mg một lần/ngày).
Nếu dung nạp không đủ, liều methotrexate hàng tuần sẽ được tăng lên trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 5 tuần đến mức tối đa là 25 mg theo đường uống hoặc tiêm (sinh khả dụng đường uống giảm trên 15 mg trong một liều duy nhất).
Các thuốc chống viêm NSAID
- Aspirin không còn được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp vì liều hiệu quả thường gây độc.
- Mỗi lần chỉ nên dùng một loại NSAID
- Do đáp ứng tối đa đối với NSAID có thể mất đến 2 tuần, nên tăng liều chậm.
- Liều thuốc có liều linh hoạt có thể tăng lên cho đến khi đạt được đáp ứng tối đa hoặc liều tối đa.
- Tất cả các NSAID đều điều trị các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và giảm viêm nhưng không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh; do đó, thuốc chỉ được sử dụng bổ sung.
- Cần phải tránh dùng NSAID ở những bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc bị chứng khó tiêu trước đó
- NSAID nên được sử dụng với liều thấp nhất có thể để giảm tác dụng phụ.
Các thuốc chống thấp khớp cổ điển (DMARD)
Các DMARD làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và được chỉ định cho gần như tất cả bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
- là một chất kháng folate có tác dụng ức chế miễn dịch ở liều cao.
- Thuốc này chống viêm ở mức liều dùng trong viêm khớp dạng thấp.
- Thuốc rất hiệu quả và có khởi phát tương đối nhanh (lợi ích lâm sàng thường trong vòng 3 đến 4 tuần).
- Methotrexate nên được sử dụng thận trọng, đặc biệt ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
- Cần tránh uống rượu.
- Bổ sung folate, 1mg uống 1 lần/ngày, có thể giảm tác dụng phụ.
Hydroxychloroquine
- Có thể kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nhẹ.
- Soi đồng tử và đánh giá mỗi 12 tháng trong quá trình điều trị.
- Nên ngưng thuốc nếu không cải thiện khớp sau 9 tháng.
Sulfasalazine
- Có thể làm giảm các triệu chứng và chậm phát triển các tổn thương khớp.
- Thuốc thường được dùng dưới dạng viên nén bao nang tan tại ruột.
- Hiệu quả thường có trong 3 tháng.
- Do giảm bạch cầu có thể xuất hiện sớm, nên làm công thức máu sau 1-2 tuần và sau đó cứ 12 tuần một lần trong khi điều trị.
- AST và ALT nên làm mỗi 6 tháng và bất cứ khi nào tăng liều.
- Ở bệnh nhân nam, sulfasalazine có thể gây giảm tinh trùng có hồi phục.
Leflunomide
- Tác động vào một enzym liên quan đến sự trao đổi chất pyrimidin.
- Thuốc có hiệu quả như methotrexate nhưng ít có khả năng ức chế tủy xương, gây bất thường chức năng gan, hoặc gây viêm phổi.
- Rụng tóc và tiêu chảy khá phổ biến ở thời điểm bắt đầu điều trị nhưng có thể đỡ nếu tiếp tục điều trị.
Corticosteroid
- Corticosteroid toàn thân làm giảm viêm và các triệu chứng khác nhanh hơn và ở mức độ cao hơn các thuốc khác.
- Thuốc có thể không ngăn được tình trạng phá hủy khớp và lợi ích lâm sàng của thuốc thường giảm dần theo thời gian.
- Corticosteroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để duy trì chức năng cho đến khi DMARD có tác dụng.
- Corticosteroid có thể được sử dụng cho các biểu hiện khớp hoặc toàn thân nặng của viêm khớp dạng thấp (ví dụ: viêm mạch, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim).
- Chống chỉ định: loét dạ dày, tăng huyết áp, nhiễm trùng không được điều trị, đái tháo đường và tăng nhãn áp. Nguy cơ lao tiềm ẩn nên được xem xét trước khi bắt đầu điều trị corticosteroid.
Phẫu thuật
- Có thể xem xét phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không thành công.
- Phẫu thuật cần cân nhắc trong toàn thể bệnh và mong muốn của bệnh nhân.
- Phẫu thuật nội soi với thay khớp giả được chỉ định nếu tổn thương nghiêm trọng đến chức năng
- Khớp háng giả và khớp gối giả có thể hạn chế hoạt động mạnh (ví dụ: thi đấu điền kinh). Việc cắt bỏ các khớp bàn ngón chân bị lỏng lẻo bán trật có thể hỗ trợ đi bộ nhiều.
- Phẫu thuật cắt màng hoạt dịch qua nội soi hoặc mổ mở có thể làm giảm viêm khớp nhưng chỉ tạm thời trừ khi kiểm soát mức độ hoạt động của bệnh.
- Cần cân nhắc việc tạm dừng một số loại thuốc ức chế miễn dịch tại thời điểm thay khớp để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Ngay cả prednisone liều thấp (< 7,5 mg mỗi ngày) cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp
Bỏ thuốc lá
- Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần.
- Hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
- Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp.
- Tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Hạn chế tiếp xúc các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường
Cần đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.