Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho bé
Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Miễn dịch khỏe mạnh hoạt động tốt giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời.
Tăng cường miễn dịch giúp bé phát triển tối ưu
Những điều cần biết về hệ miễn dịch của bé
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tuyến phòng thủ bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài.
Như người trưởng thành, hệ miễn dịch của trẻ em cũng được chia thành 3 nhóm chính gồm miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Ngoài các kháng thể có sẵn và được truyền từ mẹ sang cho con bằng nhau thai, hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời được hình thành từ dòng kháng thể nhận từ nguồn sữa mẹ, được gọi là hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, kháng thể này chỉ tồn tại trong vài tháng và sẽ suy giảm rất nhanh sau 6 tháng và khi bé bắt đầu cai sữa. Vào thời điểm này, trẻ thường dễ mắc bệnh và bắt đầu xây dựng hệ miễn dịch chủ động cho riêng mình.
Hệ miễn dịch chủ động được hình thành trong quá trình phát triển và tiếp xúc xã hội của bé. Bé có nhiều cơ hội sinh hoạt tập thể, tiếp xúc với nhiều người hơn và cơ thể sẽ bị các vi sinh vật lạ xâm nhập. Hệ miễn dịch chủ động sẽ ghi nhớ các vi rút, vi khuẩn lạ và nếu chúng tấn công trở lại, cơ thể bé sẽ sản sinh ra các kháng thể mạnh hơn, nhanh hơn với lần xâm nhập đầu tiên.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy mà trẻ rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Từ 3 – 4 tuổi là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ sản sinh được đầy đủ các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, hoàn thiện tương tự như ở người trưởng thành.
Một số cách tăng cường miễn dịch cho bé
Hệ miễn dịch suy yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời cũng như tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ sinh non, thiếu cân, có bệnh lý bẩm sinh, gầy yếu, cơ địa dị ứng,…
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu. Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, ba mẹ tham khảo áp dụng các giải pháp an toàn như sau.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng miễn dịch cho bé
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời, vì vậy cho bé bú mẹ sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh thông thường như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm màng não, viêm phổi,…
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và miễn dịch tốt cho bé giai đoạn đầu đời
Đặc biệt, sữa non – dòng sữa lỏng màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau sinh rất giàu kháng thể, có thể giúp phòng tránh một số bệnh thường gặp. Do đó, khuyến cáo bà mẹ nên cho con bú trong một năm hoặc ít nhất 2 – 3 tháng đầu sau sinh để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, nhất là những trẻ sau khi cai sữa. Bổ sung hợp lý và cân đối đầy đủ các nhóm thức ăn, chất đạm chất đạm từ sữa, trứng, thịt, cá,…Thực phẩm giàu các vitamin nhóm C, D, A, kẽm, sắt, các protein và selen góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
- Cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh, nhất là những loại rau có màu xanh đậm và củ quả như cà rốt, cam, đậu xanh, dâu tây.
- Cam, chanh, bưởi, quýt là những loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất và vitamin C giúp phòng chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
- Kẽm có nhiều trong thịt, cá, hàu, sữa, trứng, nấm, các loại đậu. Kẽm có tác động kích thích sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hiệu quả kháng khuẩn.
- Các thực phẩm giàu vitamin A như lòng đỏ trứng, gan và các loại rau củ, quả có màu vàng đỏ, xanh đậm, cà rốt, bí đỏ, dầu gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền, cải bó xôi), giàu vitamin D (lòng đỏ trứng, dầu gan cá).
- Canxi nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá,…
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thực phẩm bị ôi thiu hay quá hạn sử dụng.
Luyện tập cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh
Rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày, tích cực tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe. Thói quen vận động nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của người trưởng thành và cả trẻ nhỏ, vì vậy ba mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, ngủ sớm dậy sớm để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em, tái tạo sức khỏe và tránh căng thẳng. Lưu ý hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc của của trẻ.
Hướng dẫn và tập luyện cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, giúp bé tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian
Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và đúng lịch tiêm chủng theo từng độ tuổi, đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bé khỏe mạnh hơn.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh
Đảm bảo không gian sống cho bé sạch sẽ, trong lành, hạn chế khói bụi và ô nhiễm như khói thuốc lá, thuốc lào, các hoá chất diệt côn trùng…
Sử dụng sản phẩm bổ sung chất tăng cường miễn dịch
Đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các sản phẩm có chứa vitamin A, C và D, kẽm, sắt, selen, probiotic,…để cải thiện hệ miễn dịch cho bé.
Lưu ý, lựa chọn các sản phẩm uy tín, an toàn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh củng cố hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể bé trước các tác nhân gây bệnh, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé mỗi ngày.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.