Cách chăm sóc bé sau khi tiêm chủng
Tiêm chủng là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau mỗi lần tiêm chủng, bé có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn. Để giúp các bậc phụ huynh nắm rõ cách chăm sóc bé sau khi tiêm chủng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết từ tầm quan trọng của việc tiêm chủng, các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm, đến cách chăm sóc bé hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho bé
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên được đưa vào cơ thể nhằm tạo ra các miễn dịch đặc hiệu. Tiêm vắc xin cho trẻ cũng chính là cách đơn giản giúp bảo vệ con trẻ trước các bệnh truyền nhiễm bởi các lý do sau:
- Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm ướt quanh năm tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng thành bệnh dịch. Các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây theo nhiều con đường khác nhau như: lây nhiễm qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,…
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng đã giúp bảo vệ trẻ em khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm. Trong những năm tháng đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, sởi, lao,… Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.
- Bảo vệ cộng đồng: Khi phần lớn dân số được tiêm chủng, hiệu ứng miễn dịch cộng đồng sẽ giúp bảo vệ những người không thể tiêm chủng do lý do sức khỏe.
- Giảm chi phí y tế: Ngăn ngừa bệnh tật sẽ giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn
Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm chủng
- Các phản ứng sau khi sử dụng vắc xin có thể phân thành hai nhóm như sau:
- Các phản ứng nhẹ:Thường xảy ra sau khi sử dụng vắc xin vài giờ, và biến mất sau khoảng thời gian ngắn, ít nguy hiểm.
- Phản ứng tại chỗ gồm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm chủng.
- Phản ứng toàn thân gồm: sốt nhẹ, ớn lạnh,hắt hơi, sổ mũi, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng.
- Các phản ứng nhẹ thường xảy ra sớm trong ngày sử dụng vắc xin hoặc ngày hôm sau (trừ trường hợp nổi mề đay do vắc-xin sởi có thể xuất hiện sau khi sử dụng vắc-xin 6 – 12 ngày), và kéo dài trong một vài ngày.
- Rối loạn tiêu hóa : thường xảy ra sau khi uống vắc xin Rotavirus, trẻ đi ngoài nhiều lần và phân loãng hơn bình thường. Vài ngày sau tình trạng này sẽ tự hết
- Các phản ứng nhẹ:Thường xảy ra sau khi sử dụng vắc xin vài giờ, và biến mất sau khoảng thời gian ngắn, ít nguy hiểm.
- Các phản ứng nặng:
- Đông kinh, giảm tiểu cầu, cơn giảm trương lực giảm phản ứng (hypotonic hyporesponsive episode – HHE)
- Tím tái, sốt cao kèm theo co giật
- Áp xe: Khi thấy chỗ tiêm có dịch chảy ra hoặc sờ vào có cảm giác đau chứng tỏ bé có thể bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do kim tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc kỹ thuật tiêm không đúng. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sỏ y tế để thăm khám
- Sốc phản vệ, co giật ngay sau khi tiêm chủng.
Những phản ứng phụ sau tiêm chủng có thể được coi là một trong những nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ khi đưa trẻ đi tiêm chủng. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm như : sốt, quấy khóc, vết tiêm đỏ, sưng nhẹ, tiêu chảy nhẹ…. là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã được kích hoạt để bảo vệ cơ thể trẻ. Các phản ứng phụ này chỉ xuất hiện trong một vài ngày nhưng sẽ thuyên giảm ngay sau đó mà không cần phải điều trị. Trường hợp nếu trẻ gặp những phản ứng nặng sau tiêm, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu xử lý kịp thời sau tiêm theo đúng qui định của Bộ Y tế, giảm thiểu sự cố bất lợi có thể xảy ra và đảm bảo tính mạng cho trẻ.
Cách chăm sóc bé sau khi tiêm chủng
Theo dõi tại điểm tiêm vắc xin
Sau khi tiêm, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn theo dõi trẻ tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường thì bố mẹ sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ về các biểu hiện thường xảy ra đối với mỗi loại vắc xin khi tiêm.
Để hạn chế những triệu chứng nguy hiểm, trước khi tiêm bạn nên đưa sổ tiêm phòng và chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm được trẻ có bị ốm, loại thuốc được sử dụng hoặc các tiền sử phản ứng quá mẫn với vắc xin. Sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc và thận trọng quyết định tiêm hay không.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: nôn ói, khó thở, quấy khóc hoặc không tỉnh táo,… bố mẹ nên báo nhanh với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo dõi tại nhà
Chăm sóc sau khi tiêm chủng tại nhà, bố mẹ nên theo dõi ít nhất từ 24 – 72 giờ các dấu hiệu về: thân nhiệt sốt cao hay nhẹ, nhịp thở, triệu chứng tại chỗ tiêm, tinh thần ăn ngủ, nốt phát ban trên da, toàn trạng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm
Theo dõi và đo nhiệt độ
- Quan sát bé liên tục trong 24 giờ đầu sau khi tiêm chủng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường
- Đo nhiệt độ thường xuyên: Nếu bé có dấu hiệu sốt, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử để theo dõi.
Giảm đau và hạ sốt
- Dùng thuốc hạ sốt nếu cần: Paracetamol có thể được sử dụng để hạ sốt và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm lạnh tại chỗ tiêm: Dùng khăn mát chườm lên chỗ tiêm để giảm đau và sưng.
Đảm bảo bé được nghỉ ngơi
- Giúp bé nghỉ ngơi nhiều hơn: Giữ bé trong môi trường yên tĩnh, thoải mái để bé có thể nghỉ ngơi.
- Cho bé uống nhiều nước: Đối với trẻ bú mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, đối với trẻ lớn cần bổ sung đủ nước cho bé để ngăn ngừa mất nước khi bé sốt.
Lưu ý khi cho bé ăn
- Cho bé ăn những món dễ tiêu: Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây kích ứng cho bé.
- Không ép bé ăn: Nếu bé chán ăn, không ép bé ăn quá nhiều. Chia nhỏ bữa ăn và sóc bé sau khi tiêm chủng là một bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho bé. Việc hiểu rõ các triệu chứcho bé ăn từ từ.
Kết Luận
Hãy luôn theo dõi bé cẩn thận, biết cách giảm đau và hạ sốt, đồng thời lưu ý các dấu hiệu cần đưa bé đến bác sĩ. Đảm bảo bé được nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn sau khi tiêm chủng. Việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ bé mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng khỏi các bệnh nguy hiểm