Vắc-xin cho trẻ sơ sinh: lịch tiêm chủng, các loại vắc-xin cần thiết
Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non yếu và dễ bị các bệnh nhiễm trùng tấn công. Vì vậy, việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Khái niệm “vắc-xin” và vai trò của vắc-xin trong việc phòng ngừa bệnh tật.
Vắc-xin là gì?
Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các vi rút trong tương lai.
Vai trò quan trọng của vắc-xin trong việc phòng ngừa bệnh tật.
- Phòng ngừa bệnh tật: Vắc-xin giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và nhiều bệnh khác.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm: Khi một phần lớn dân số được tiêm chủng, bệnh sẽ khó lây lan trong cộng đồng, giúp bảo vệ cả những người chưa được tiêm chủng.
- Tiết kiệm chi phí y tế: Tiêm chủng giúp giảm chi phí điều trị các bệnh truyền nhiễm, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Trong những năm tháng đầu đời sau sinh, hệ thống miễn dịch trẻ còn non yếu chưa hoàn thiện, nhưng đã bắt đầu tiếp xúc và thích nghi với một môi trường hoàn toàn xa lạ từ nhiệt độ, môi trường, khí hậu, bụi, vi sinh vật gây bệnh…, khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, sởi, quai bị, lao, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Giúp trẻ tránh được các bệnh truyền nhiễm trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật gây ảnh hưởng đến thể chất và trí não, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực khỏe mạnh cho đất nước trong tương lai
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh
- Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B (mũi 1): trong 24 giờ đầu sau sinh, trẻ sơ sinh được viêm gan B sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn, ngăn ngừa nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ sang con
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao: Theo khuyến nghị từ Bộ Y tế vacxin phòng ngừa lao nên được tiêm ngay tháng đầu sau sinh và tốt nhất là trước 28 ngày tuổi.
Giai đoạn 1.5 tuần đến 2 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin phòng viêm dạ dày ruột non do Rotavirus (mũi 1)
- Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1)
Giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi
- Vacxin kết hợp phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do HIB (mũi 1 vào tháng thứ 2 và tiêm nhắc lại vào tháng thứ 3 và 4)
- Tiêm nhắc lại Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do Phế cầu khuẩn (mũi 2 khi trẻ 3 tháng và mũi 3 khi được 4 tháng tuổi)
Giai đoạn 6 tháng tuổi
- Vacxin phòng bệnh Cúm (mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm)
Giai đoạn 9 tháng tuổi
- Vacxin phòng Viêm não Nhật Bản mới
- Vacxin Sởi đơn phòng bệnh Sởi hoặc vacxin Sởi, Quai bị, Rubella
Giai đoạn 12 tháng tuổi
- Vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
- Vacxin phòng bệnh Thủy đậu
- Vacxin phòng bệnh Viêm gan A
Giai đoạn 15- 24 tháng tuổi
- Vacxin phòng bệnh Thương hàn
Giai đoạn 24 tháng tuổi
- Đủ 24 tháng tuổi trẻ sẽ cần tiêm nhắc lại vacxin phòng viêm não nhật bản và tiêm mũi đầu vacxin thương hàn
Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
- Trước khi tiêm: Đảm bảo trẻ không bị sốt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước.
- Trong khi tiêm: Đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo vắc-xin được bảo quản và tiêm chủng đúng quy trình.
- Sau tiêm chủng: cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà
- Cần tiếp tục theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm… Gia đình cần chú ý
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm
- Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
- Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ bị sốt thì bố mẹ cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
- Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
- Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm.
Tiêm chủng là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng và theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm là rất quan trọng. Bằng cách hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các biện pháp tiêm chủng, bạn đang bảo vệ con yêu của mình khỏi những nguy cơ bệnh tật và giúp bé có một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào về việc tiêm chủng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.