Cách chăm sóc người bệnh tiêu chảy: Hướng dẫn toàn diện cho người nhà và người bệnh
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Nếu không được khắc phục kịp thời, tiêu chảy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về tình trạng này.
Những điều cần biết về tiêu chảy
Tiêu chảy là gì?
Thông thường, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng trong khoảng 2-3 ngày; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Một người khỏe mạnh thường đi đại tiện 1-2 lần/ngày với phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng tùy theo mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài:
- Tiêu chảy cấp: Xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn,…) hoặc do virus Rota (tiêu chảy Rota). Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần.
- Tiêu chảy mạn: Bệnh kéo dài 4 tuần trở lên, khiến người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường ruột
- Vệ sinh kém
- Rối loạn vi sinh đường ruột
- Không hấp thu đường
- Ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng ruột kích thích
- Mắc bệnh viêm đại tràng
- Cách chăm sóc người bệnh tiêu chảy
Để chăm sóc người bệnh tiêu chảy, hãy tuân thủ các biện pháp sau:
- Vệ sinh cá nhân và môi trường:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Ăn chín, uống chín.
- Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín.
- Chọn mua thực phẩm từ nguồn an toàn và không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
- Bổ sung nước và điện giải:
- Uống nhiều nước và các chất lỏng cân bằng điện giải khác như nước trái cây pha loãng và không có bã, nước dùng, đồ uống thể thao và nước ngọt.
- Chế độ ăn uống:
- Thay đổi chế độ ăn uống để giảm tác động của tiêu chảy. Hạn chế thức ăn dầu mỡ, béo hoặc chiên.
- Áp dụng chế độ ăn BRAT:
- B: Chuối.
- R: Cơm.
- A: Táo.
- T: Bánh mì nướng.
Nhớ rằng, việc chăm sóc đúng cách và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để ngăn ngừa tiêu chảy cấp và bảo vệ sức khỏe của bạn
Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh tiêu chảy
- Bổ sung đủ nước để tránh cơ thể bị kiệt sức do mất nước khi bị tiêu chảy bằng các loại nước lọc, nước khoáng, nước bù khoáng,…
- Hạn chế làm việc quá sức và tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục
- Đảm bảo ăn uống đủ bữa để giữ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Uống các loại trà ấm như trà hoa cúc, trà gừng,… để làm ấm dạ dày, ruột giúp tiết chế nhu động ruột và giảm cảm giác đau bụng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực toilet, nhà tắm để tránh lây nhiễm.
- Luôn dùng thực phẩm đã nấu chín và hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn đóng hộp.
Nên ăn từ thực phẩm dạng lỏng trong thời gian đầu và chuyển dần sang các món ăn đặc để cơ thể làm quen từ từ với thức ăn.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn để giúp giảm áp lực tiêu thụ lượng lớn thức ăn cho dạ dày và ruột.
- Hạn chế vận động mạnh, thể thao dễ gây mất sức, thay vào đó người bệnh có thể vận động đi bộ nhẹ để tránh uể oải do ngồi hoặc nằm thường xuyên.
Cách phòng ngừa tiêu chảy
Một số biện pháp phòng ngừa tiêu chảy bao gồm:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống
- Bảo quản thực phẩm đã chế biến, chống ruồi muỗi
- Xử lý phân chất thải đảm bảo vệ sinh
- Thực hiện 6 không: không ăn rau sống, tiết canh, mắm tôm sống, gỏi cá, nem chạo, nước lã.
Qua việc hiểu rõ về tiêu chảy và nhận thức được hậu quả, chúng ta có thể đối phó và ngăn chặn hiệu quả. Tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế để được hỗ trợ và điều trị kịp thời khi cần thiết.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.