Cách chăm sóc sức khỏe cho người rối loạn nhịp tim tại nhà
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này có thể gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc sức khỏe cho người rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể giảm thiểu rủi ro và sống một cuộc sống chất lượng.
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về nhịp tim, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp xoang đập quá nhanh hay quá chậm, không phù hợp với hoạt động co bóp bình thường của tim do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất thường của tim do di truyền hay những bệnh lý của tim, tâm lý bị tác động mạnh, căng thẳng, stress, lao động gắng sức, thường xuyên sử dụng chất kích thích, người mắc các bệnh chuyển hóa (tăng huyết áp, đái tháo đường,…) hoặc dị ứng một loại thực phẩm nào đó,…
Để khắc phục tình trạng rối loạn loạn nhịp tim có rất nhiều phương pháp, trong đó có nhiều phương pháp không nhất thiết phải dùng dùng thuốc mà chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn nhịp tim hợp lý kết hợp thay đổi lối sống.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị rối loạn nhịp tim
Thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nên ưu tiên các loại rau như súp lơ, cà rốt, rau bina, cam, quýt, cà chua, dứa, ổi,…
- Thực phẩm giàu omega-3: Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện nhịp tim. Nên ăn cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, hạt óc chó, hạt chia,…
- Thực phẩm giàu kali: Giúp điều hòa nhịp tim, giảm huyết áp. Nên ăn khoai lang, khoai tây, cà chua, dưa hấu, củ cải, đậu đen, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu magie: Giúp ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ co thắt tim. Nên ăn các loại đậu, hạt điều, sữa đậu nành, đậu đen, bơ, ngũ cốc, rau bina, chuối, sữa ít béo,…
- Uống đủ nước và bổ sung chất điện giải: Khi cơ thể bị mất nước, máu có thể trở nên cô đặc hơn và tim phải buộc đập nhanh hơn để giúp cơ thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các cơ quan còn lại trong cơ thể hiệu quả, giảm nguy cơ mất nước. Nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế các chất kích thích làm ảnh hưởng đến nhịp tim:
- Caffeine: Có thể làm tăng nhịp tim, gây co thắt tim. Nên hạn chế cà phê, trà, nước ngọt có ga,…
- Rượu bia: Có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhịp tim. Nên hạn chế hoặc bỏ rượu bia.
- Muối: Có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhịp tim. Nên hạn chế muối trong chế độ ăn.
Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Có thể làm tăng cholesterol xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Nên hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ động vật,…
Lưu ý: Một số thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp,… có tác dụng phụ gây tăng nhịp tim. Khách hàng nên thăm khám bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để tìm ra hướng xử lý thích hợp nhất.
Ngoài ra:
- Nên kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Thay đổi lối sống lành mạnh
- Tránh căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, dậy sớm
- Bỏ thuốc lá.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các bài tập phù hợp cho người bị rối loạn nhịp tim
- Đi bộ: Đây là một bài tập đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đi bộ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Yoga: Yoga giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tính linh hoạt và giảm căng thẳng. Một số bài tập yoga phù hợp cho người bị rối loạn nhịp tim bao gồm:
- Bài tập thở: Giúp điều hòa nhịp tim và giảm căng thẳng.
- Bài tập thiền: Giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
- Bài tập Asana: Giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp.
- Bơi lội: Bơi lội là một bài tập toàn thân giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Thái cực quyền: Thái cực quyền là một bài tập kết hợp giữa các động tác nhẹ nhàng và tập thở. Thái cực quyền giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sự cân bằng và giảm căng thẳng.
- Tập thể dục nhịp điệu: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và đốt cháy calo.
- Chạy bộ: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp.
- Đạp xe: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp.
Nghiên cứu cho thấy các bài tập này giúp cơ thể giảm tiết hormone adrenalin – nó mở rộng đường hô hấp, có nghĩa là có thể hấp thụ nhiều oxy hơn. Hít thở nhanh, làm nhịp tim trở nên nhanh hơn và huyết áp tăng lên
Cách theo dõi và chăm sóc người bị rối loạn nhịp tim tại nhà
Khi bị rối loạn nhịp tim, việc điều trị là rất quan trọng đối với bệnh nhân nhưng bên cạnh đó cách chăm sóc người rối loạn nhịp tim càng quan trọng không kém. Nó góp phần giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và giảm khả năng tái phát lại
Cách theo dõi người bị rối loạn nhịp tim:
- Mạch đập: Sử dụng máy đo huyết áp hoặc đặt ngón tay trỏ và ngón giữa vào cổ tay, bên trong cổ tay, dưới ngón cái để đo nhịp tim. Nên đo nhịp tim vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xử lý khi gặp các vấn đề với tình trạng rối loạn nhịp tim tại nhà
- Cân nặng: Cân thường xuyên để theo dõi tình trạng phù nề. theo dõi và duy trì cân nặng ở mức lí tưởng. Tránh thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
- Triệu chứng: Ghi chép lại các triệu chứng như tim đập nhanh, tim đập chậm, tim đập không đều, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
Nếu gặp tình trạng trên, bệnh nhân nên nằm xuống, không cố gắng đi bộ hoặc lái xe. Hãy cho bác sĩ của bạn về những triệu chứng này.
Chăm sóc người bị rối loạn nhịp tim:
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thêm các thực phẩm chức năng bổ trợ hoặc thuốc kê đơn
- Chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, chất béo bão hòa, cholesterol. Tránh hoặc hạn chế caffeine, có trong cà phê, trà, soda và sô cô la.
- Tập luyện: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ vừa phải. Tránh các hoạt động cường độ cao làm nhịp tim tăng lên
- Giảm căng thẳng: Tránh căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Uống đủ nước: Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Thay đổi báo thức và nhạc chuông điện thoại: để tránh căng thẳng đột ngột hoặc tiếng ồn lớn
Lưu ý:
- Nếu có bất kỳ thay đổi nào về nhịp tim, triệu chứng hoặc sức khỏe, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để chăm sóc người rối loạn nhịp tim tại nhà:
- Tạo môi trường sống thoải mái: Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
- Giúp người bệnh thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân.
- Hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần: Khuyến khích, động viên người bệnh lạc quan, vui vẻ.
Chăm sóc người bị rối loạn nhịp tim tại nhà cần sự kiên nhẫn và yêu thương. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc người thân của mình tốt hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.