Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở miệng, có triệu chứng sưng tấy, viêm loét ở niêm mạc miệng. Nhiệt miệng gây ra cảm giác nóng, đau rát và khó chịu, dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là khi ăn uống, trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm loét trầm trọng và nhiễm trùng.
Tác dụng của chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiệt ở miệng. Một chế độ ăn khoa học,hợp lý sẽ giúp:
- Cải thiện hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây ra nhiệt miệng. Chế độ ăn giàu vitamin C, A, E, kẽm và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm viêm: Viêm là nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng. Chế độ ăn giàu omega-3, chất xơ và các chất chống viêm giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
- Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: Nhiệt miệng có thể khiến bạn khó ăn uống, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và protein cần thiết để phục hồi và tái tạo tế bào.
Các thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng
Dưới đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho người bị nhiệt miệng:
Dù nhiệt ở miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn song vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… sẽ giúp hạn chế tình trạng đau xót khi ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Khi bị nhiệt miệng, tuyệt đối không nên bỏ bữa hoặc ăn qua loa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bởi việc này sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến vết loét nhiệt miệng dễ bị viêm nặng hơn và tái phát sau khi khỏi.
Ăn sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần lactobacillus acidophilus trong sữa chua có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng gây ra một cách đáng kể.
Sau khi nhiệt miệng chữa khỏi, bạn vẫn nên duy trì ăn sữa chua mỗi ngày để làm mát cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát
Trà xanh/trà đen
Trong trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy uống nước trà xanh mỗi ngày cho đến khi cảm giác đau rát, viêm loét không còn.
Bên cạnh trà xanh thì bạn cũng có thể sử dụng trà đen. Các chất tanin trong trà đen có tác dụng giảm sưng viêm, đau rát do nhiệt miệng gây ra một cách nhiệt quả.
Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất khác
Khi cơ thể thiếu sắt và các khoáng chất khác như kẽm,… sẽ làm sức khỏe hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ dẫn đến nhiệt miệng hơn. Vì vậy, người bị nhiệt miệng cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, trứng, súp lơ xanh,…
Uống rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Hoạt chất Triterpenoids có trong rau má có tác dụng đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương. Vì vậy, người bị nhiệt ở miệng có thể uống nước rau má trong vài ngày để giảm cảm giác đau rát trong khoang miệng và để bệnh nhanh chóng khỏi.
Bằng cách áp dụng chế độ ăn uống khoa học và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc nhiệt miệng và cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.Bên cạnh đó, bạn cũng nên đánh răng nhẹ nhàng hơn để tránh ảnh hưởng đến vết lở. Ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ để chọn được thuốc bôi phù hợp giúp nhiệt miệng nhanh khỏi.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.