Chế độ dinh dưỡng ổn định đường huyết cho người tiểu đường
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết, kiểm soát tình trạng bệnh tốt, đảm bảo sức khỏe bình thường.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát tình trạng bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường nếu tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp mỗi ngày.
Thành phần và lượng thức ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nếu kiểm soát được mức đường huyết. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp duy trì sức khỏe, tránh tăng đường huyết và hạn chế các biến chứng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý còn giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào thuốc, đồng thời bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu và đảm bảo cân nặng, cải thiện sức khỏe hàng ngày cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Thực phẩm chức năng nhóm đường huyết
Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát đường huyết
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh đái tháo đường cần phải đáp ứng cung cấp đầy đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, đồng thời duy trì cân nặng và đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe.
Tiểu đường được chia thành 2 loại chủ yếu gồm tiểu đường type 1 và type 2. Nhìn chung, để kiểm soát đường huyết ổn định, người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn uống giảm tinh bột, đầy đủ dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống ổn định đường huyết
1. Hạn chế tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể, tuy nhiên cơ thể hấp thu tinh bột sẽ làm tăng đường huyết, vì vậy người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo nên cắt giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Người bệnh có thể lựa chọn các loại tinh bột tốt cho cơ thể như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu,…
Lựa chọn các loại đậu bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường
2. Dinh dưỡng đầy đủ
Nhóm thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa,…cung cấp dinh dưỡng cần thiết, người bệnh đái tháo đường cần chú ý nạp đầy đủ các dưỡng chất này cho cơ thể.
Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như thịt nạc, cá nạc, tôm và protein thực vật như vừng lạc, đậu, đỗ có chỉ số đường huyết thấp hơn, phù hợp cho người bệnh.
Trong khẩu phần ăn của người bị đái tháo đường cũng cần cung cấp đầy đủ chất béo, một số loại thực phẩm chứa chất béo người bệnh nên lựa chọn như dầu ô liu, đậu nành, hướng dương, các loại cá béo và loại hạt như hạnh nhân, óc chó.
3. Bổ sung rau và trái cây
Là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chính cho cơ thể, vì vậy rau và trái cây là thực phẩm cần thiết cho mỗi bữa ăn của người bị đái tháo đường.
Chứa ít đường nhưng nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và vitamin, người bệnh có thể bổ sung nhiều rau và trái cây hàng ngày mà không cần lo lắng sẽ bị tăng đường huyết.
Lựa chọn các loại trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin cho người đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn trái cây có hàm lượng đường ít như bưởi, thanh long, dưa gang, táo, đu đủ,…
4. Cung cấp đầy đủ nước
Phần lớn cơ thể người là nước, vì vậy việc bổ sung nước cho người bị đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng. Nên uống nước đun sôi để nguội.
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn gì?
Người bệnh cần hạn chế:
- Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, cá muối, thịt muối, dưa muối,…
- Thực phẩm tim, gan, bầu dục động vật và mỡ động vật.
- Các loại thức ăn vặt có hàm lượng cao như chè, bánh kẹo, nước ngọt…
- Các loại hoa quả có hàm lượng đường cao như mít, nhãn, nho, sầu riêng, xoài, chôm chôm, chuối,…
Ngoài ra, để ổn định tốt lượng đường trong máu thì người bệnh không nên ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm ngọt có chứa nhiều đường, rượu bia, thuốc lá và nước ngọt có đường.
Phương pháp ăn uống đúng cách cho người bệnh đái tháo đường
Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh cần chú ý nắm rõ các nguyên tắc ăn uống và các nhóm thực phẩm nên ăn, hạn chế và không nên ăn nhưng đảm bảo đầy đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Cân đối năng ltượng thu vào từ thức ăn và năng lượng tiêu hao của cơ thể tuỳ theo tuổi và hoạt động trong ngày;
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính;
- Ăn uống đúng giờ và đúng bữa, không nên bỏ bữa ăn;
- Kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, cân đối và đầy đủ dưỡng chất cần thiết giữa inh bột đường – chất béo – chất đạm;
- Ăn chậm, nhai kỹ và chọn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp;
- Bổ sung thêm các loại sữa dành cho người bệnh tiểu đường;
- Sử dụng đường dành riêng cho người ăn kiêng, người có bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn uống hợp lý và đúng nguyên tắc sẽ giúp cho người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết, khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp chế độ luyện tập thể thao phù hợp, duy trì các thói quen tốt để nâng cao sức khỏe và hãy nhớ theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có thể xem thêm: