Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra hàng tháng và xảy ra trong hệ thống sinh sản của phụ nữ. Xét về mặt y học, kinh nguyệt là quá trình phụ nữ thải (qua âm đạo) máu cùng với các chất khác từ niêm mạc tử cung vào một thời điểm trong tháng. Ngoại trừ mang thai thì chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ diễn ra từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh (ngừng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn). Quá trình này kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra hàng tháng và xảy ra trong hệ thống sinh sản của phụ nữ
Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Được biết, chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của phái nữ. Kinh nguyệt xuất hiện khi phái nữ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và thường sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh dục của nữ giới. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và sẽ có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp và làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung, xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để có thể sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra nhưng không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Lúc này, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng có nghĩa là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường diễn ra từ 3 – 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 – 30 ngày, trong một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định, lúc này bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt?
3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt gồm 4 giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn tăng sinh xảy ra song song giai đoạn hành kinh, giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh và sẽ kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra: đây là giai đoạn phát triển của các nang trứng cũng như dày lên của niêm mạc tử cung.
Đến ngày thứ 10 – 14, một trong những nang trứng đó sẽ trở thành trứng trưởng thành hành toàn (noãn). Khi các hormon trong cơ thể tiết đủ nồng độ và đúng thời điểm (thông thường là vào ngày thứ 14), sẽ kích thích lên tuyến yên tiết ra hormon tên là LH – Luteinizing Hormone khiến nang trứng phóng noãn. Quá trình này được gọi là quá trình rụng trứng.
Giai đoạn chế tiết
Giai đoạn chế tiết thường kéo dài từ ngày 15 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi giải phóng khỏi buồng trứng, trứng bắt đầu di chuyển đến ống dẫn trứng và đợi tinh trùng. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc của tử cung sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ.
Nếu không diễn ra quá trình thụ tinh , lớp niêm mạc tử cung sẽ bị phá vỡ sau đó bong ra, hình thành kinh nguyệt. Lúc này, chị em đôi khi có thể gặp một số triệu chứng của tiền kinh nguyệt như ngực bị sưng đau, khó ngủ, mất ngủ, tâm trạng thất thường, thèm ăn, giảm ham muốn tình dục,…
Giai đoạn hành kinh
Giai đoạn hành kinh xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh, nghĩa là quá trình mang thai không được diễn ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra và bị đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo, tạo nên kinh nguyệt.
Ở giai đoạn này, chị em sẽ gặp những triệu chứng như đau bụng kinh, đau lưng dưới, đau đầu, tức ngực, dễ cáu gắt, nóng giận… Thông thường một giai đoạn hành kinh kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, tuy nhiên ở nhiều người giai đoạn này có thể sẽ ngắn hoặc dài hơn 3 – 7 ngày vẫn bình thường và không đáng lo ngại.
Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt là một thuật ngữ được dùng để mô tả những chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường như:
- Khoảng cách giữa các kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc kéo dài hơn 38 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thay đổi từ 20 – 40 ngày cho mỗi chu kỳ kinh.
- Không có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng (hoặc kéo dài hơn 90 ngày).
- Máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường.
- Giai đoạn hành kinh kéo dài quá 8 ngày.
- Tình trạng chảy máu hoặc có đốm máu xuất hiện giữa các kỳ kinh.
- Có một số triệu chứng nặng nề hơn như đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn hoặc nôn.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
Biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp cho các chị em chủ động lên kế hoạch chăm sóc bản thân cũng như kiểm soát được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.
Vậy chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày nào? Theo lời khuyên của các chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh đến ngày đầu tiên của lần kinh tiếp theo. Dưới đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:
- Bước 1: Bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đầu tiên đèn đỏ xuất hiện. Đây chính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo sau đó đánh dấu lại. Đây được xem là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu cũng như ngày kết thúc của một chu kỳ kinh nguyệt, từ đó dễ dàng tính được chu kỳ kinh của mình.
- Bước 4: Theo dõi thường xuyên trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ đến vào ngày nào.
Ví dụ cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản như sau:
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh lần 1 là ngày: 1/4/2024
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh lần 2 là ngày: 29/4/2024
- Như vậy, chu kỳ kinh của bạn là 28 ngày.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
Một số câu hỏi thường gặp
Kinh nguyệt đến sớm 10 ngày có sao không?
Nếu tình trạng có kinh sớm này chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì đây không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra (trên 3 tháng) thì có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên khoảng thời gian này sẽ tùy vào mỗi người phụ nữ. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 ngày đến 35 ngày là bình thường.
Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào?
Phụ nữ có thể mất khoảng 20 – 90 ml máu trong chu kỳ kinh nguyệt và một số người có thể mất máu nhiều hơn lượng này. Tuy nhiên, dù cho lượng máu kinh của bạn ít hơn hay nhiều hơn thì vẫn được xem là bình thường miễn nó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bạn
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt cũng như cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Chúc chị em nhiều sức khỏe.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.