Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?
Thế nào là bị đau khớp cổ tay?
Khớp cổ tay được cấu tạo từ nhiều xương và khớp nhỏ, cùng với hệ thống dây chằng, gân, cơ, dây thần kinh, mạch máu, mô sụn, màng bao hoạt dịch,… Những bộ phận này được chia làm phần xương khớp và phần mô mềm, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau để khớp cổ tay hoạt động được nhịp nhàng và linh hoạt.
Khi cấu trúc khớp cổ tay gặp trục trặc bất thường sẽ làm cho các mô mềm xung quanh bị viêm và tổn thương, từ đó dẫn đến khớp cổ tay bị đau, kèm theo các dấu hiệu như tê cứng, sưng viêm, nóng rát, ngứa ran.
Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay
Do chấn thương vật lý
Khi cổ tay bị va đập mạnh một cách đột ngột, sẽ gây ra tình trạng đau khớp cổ tay. Trường hợp phổ biến nhất là khi bị ngã, phản xạ tự nhiên là giơ tay ra chống đỡ, ngăn cơ thể bị đập xuống mặt đất.
Tùy thuộc vào mức độ va đập nặng hay nhẹ, cổ tay có thể gặp các tổn thương như bong gân, trật khớp, thậm chí rạn nứt hoặc gãy xương.
Chấn thương khi chơi thể thao
Vận động viên thể thao hoặc những người hay chơi thể thao có thể gặp các chấn thương ở cổ tay. Những tổn thương này khiến bệnh nhân bị viêm khớp, đau nhức vùng cổ tay và vùng xương xung quanh.
Lạm dụng cổ tay
Một số công việc đòi hỏi cổ tay phải vận động nhiều như lái xe đường dài, nghệ sĩ đánh đàn, vận động viên quần vợt, thợ may công nghiệp… dễ gây ra tình trạng đau nhức cổ tay.
Bệnh viêm thấp khớp
Nếu viêm thấp khớp ở dạng nhẹ, người bệnh sẽ bị đau nhức vùng cổ tay, cổ chân và đầu gối. Khi bị viêm thấp khớp, người bệnh sẽ bị đau ở cả hai bên tay. Do vậy, quá trình sinh hoạt và làm việc hằng ngày gặp nhiều khó khăn.
Dấu hiệu thoái hóa khớp
Thoái hóa xương khớp thường gặp ở người cao tuổi do chức năng xương yếu đi, không còn linh hoạt như trước. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng có các vấn đề với khớp cổ tay trước đó.
Nguyên nhân khác
Một số bệnh lý gây đau nhức cổ tay là:
- Hội chứng ống cổ tay
- Bệnh Kienbock
- Bị nổi hạch/sưng hạch
- Người béo phì hoặc đang mang thai
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường
- Người mắc bệnh Gout.
Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì
Đau khớp cổ tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:
- Chấn thương: Chấn thương ở cổ tay, như: gãy xương, bong gân, trật khớp,… có thể gây tổn thương các cấu trúc của khớp cổ tay, dẫn đến đau khớp.
- Bệnh lý viêm khớp: Các bệnh lý viêm khớp, như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em,… có thể gây viêm, sưng, đau các khớp, trong đó có khớp cổ tay.
- Thay đổi cấu trúc khớp: Các thay đổi cấu trúc khớp, như: thoái hóa khớp, viêm khớp mủ,… có thể làm giảm độ trơn tru của khớp, dẫn đến đau khớp.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác, như: nhiễm trùng, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý thần kinh,…
Một số bệnh lý có thể gây đau khớp cổ tay:
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, gây viêm, sưng, đau các khớp, trong đó có khớp cổ tay.
- Thoái hóa khớp cổ tay: Thoái hóa khớp cổ tay là tình trạng sụn khớp cổ tay bị bào mòn theo thời gian, dẫn đến đau, cứng khớp, khó cử động. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người làm các công việc đòi hỏi sử dụng tay nhiều.
- Viêm khớp mủ: Viêm khớp mủ là tình trạng nhiễm trùng khớp cổ tay do vi khuẩn, virus, nấm,… gây ra. Bệnh gây đau, sưng, đỏ, nóng, cứng khớp đột ngột, kèm theo sốt, sờ nóng vùng khớp.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng cổ tay có thể do vi khuẩn, virus, nấm,… gây ra. Nhiễm trùng có thể lan từ các vùng khác của cơ thể đến cổ tay hoặc do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cổ tay. Nhiễm trùng gây đau, sưng, đỏ, nóng, cứng khớp ở cổ tay.
- Bệnh lý tuyến giáp: Bệnh lý tuyến giáp, như cường giáp, suy giáp,… có thể gây ra một số triệu chứng ở khớp, bao gồm đau khớp cổ tay.
- Bệnh lý thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh, như viêm đa dây thần kinh, hội chứng ống cổ tay,… có thể gây đau, tê, ngứa ran ở cổ tay.
Làm gì để giảm đau khớp cổ tay?
- Nghỉ ngơi:
Cách điều trị đầu tiên đối với các tình trạng đau khớp tay là cho khớp nghỉ ngơi để làm giảm viêm và sưng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải thận trọng khi cho khớp nghỉ ngơi vì không cử động trong thời gian dài có thể gây cứng khớp.
- Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không steroid, hay NSAID, là một loại thuốc giảm đau rất phổ biến, có thể giúp bạn đối phó với các cơn đau nhức mu bàn tay, đau khớp cổ tay, đau nhức đầu ngón tay… Trên thị trường hiện nay, Hapacol là nhãn hiệu thuốc uy tín được nhiều người tin dùng với các dòng sản phẩm giảm đau như Hapacol 650, Hapacol Blue…. Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe.
- Chườm lạnh
Chườm lạnh là một phương pháp giảm đau khớp tay hiệu quả, đặc biệt là đau do vận động nhiều. Bạn có thể đặt túi đá lên cổ tay hoặc mu bàn tay trong 20 phút và sau mỗi 3-4 giờ trong hai ngày đầu tiên. Cần lưu ý rằng việc kéo dài thời gian chườm lạnh sẽ không giúp giảm đau nhanh hơn mà còn có thể gây tổn thương cho các mô.
- Tập vật lý trị liệu
Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập để kéo căng và tăng cường các cơ, làm giảm căng thẳng trên các khớp ở bàn tay và cổ tay, từ đó làm giảm đau nhức mu bàn tay và đau khớp cổ tay.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.