Các phương pháp điều trị suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực (hay còn gọi là nghe kém) khiến khả năng tiếp nhận âm thanh suy giảm, người bệnh rơi vào trạng thái “luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới rõ”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp, công việc, sinh hoạt, thậm chí là gây tai nạn thương tích cho bệnh nhân. Suy giảm thính lực có xu thế trẻ hóa, đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại do áp lực công việc, ô nhiễm tiếng ồn. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị suy giảm thính lực ở bài viết dưới đây.
Sử dụng máy trợ thính
Máy trợ thính là một thiết bị điện tử nhỏ có thể đặt trong tai hoặc phía sau tai. Nó khuếch đại âm thanh giúp cho người nghe kém có thể giao tiếp, hoạt động bình thường. Có thể giúp bệnh nhân nghe rõ trong không gian tĩnh lặng cũng như khi ồn ào. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/5 người bệnh cần đeo có sử dụng loại máy này.
Có 3 bộ phận: micro, bộ phận khuếch đại, và loa. Thu nhận âm từ micro. Micro chuyển sóng âm thành tín hiệu điện cho bộ phận khuếch đại. Tại đây cường độ tín hiệu được tăng lên và truyền đến tai qua bộ phận loa.
Tình trạng suy giảm thính lực do tổn thương hoặc do tuổi già không thể khắc phục được một cách tự nhiên, nhưng có các thiết bị có thể giúp bạn khôi phục khả năng nghe, thông dụng nhất là máy trợ thính. Dù không hoàn toàn phục hồi được thính lực, nhưng máy trợ thính sẽ giúp cho sinh hoạt hàng ngày của bạn dễ dàng hơn.
- Máy trợ thính có nhiều loại, từ loại được gắn trong lỗ tai đến loại to hơn được chụp xung quanh tai. Ngoài ra còn có các máy trợ thính móc neo đường xương rất hữu hiệu. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chọn loại máy phù hợp nhất.
- Bạn có thể mua loại máy trợ thính không cần toa để cải thiện tình trạng giảm thính lực nhẹ. Loại máy trợ thính này không hiệu quả bằng loại được bác sĩ kê toa và cũng chưa được bán rộng rãi, nhưng chúng có thể giúp ích cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lợi ích của các thiết bị này.
Lắp máy vào tai
- Trước khi đeo máy phải tắt máy, đeo xong mới bật máy.
- Nếu sử dụng núm đúc theo khuôn tai thì cho núm tai vào trước, sau đó đưa máy lên vành tai, loại núm tai này thì núm tai nào dùng cho tai đấy, không dùng chung được.
Một số lưu ý khi dùng máy trợ thính
- Không để cho máy trợ thính bị ướt. Nếu máy trợ thính bị ướt, để làm khô máy, cách đơn giản nhất là mở nắp pin và để chúng tự khô hoặc cũng có thể sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ nhẹ, thổi từ phía trước máy trong khoảng cách từ 40-60cm và sấy từ 5 – 10 phút, cũng có thể sử dụng máy hút ẩm hay chất hút ẩm để chống ẩm cho máy trợ thính.
- Không để máy trợ thính ở nơi có nhiệt độ cao, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hay những vật dụng nóng.
- Tránh làm rơi máy trợ thính. Nên đặt gối trên vạt áo hay một chiếc khăn trên bàn trong khi học cách gắn máy trợ thính vào tai.
- Không sử dụng keo xịt tóc, kem dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc khi đang mang máy trợ thính vì những hóa chất này có thể làm nghẹt micro, thậm chí phá hủy chất nhựa ở vỏ ngoài máy trợ thính.
- Không dùng cồn hay dung môi để làm sạch máy trợ thính vì những chất trên cũng có thể làm hỏng vỏ máy trợ thính mà nên mua chất tẩy rửa chuyên dùng cho máy trợ thính.
- Buổi tối, khi tháo máy trợ thính ra khỏi tai, nên dùng một miếng vải hay khăn giấy mỏng khô lau chùi máy cẩn thận. Nếu thấy có ráy tai đọng lại ở phía sau máy, cần lấy ngay. Trong hộp đựng máy luôn có sẵn dụng cụ lau chùi ráy tai như chiếc bàn chải, móc kim loại hay bàn chải có đầu móc. Cuối cùng, mở hộp pin ra và đặt máy trợ thính vào trong hộp.
- Hầu hết máy trợ thính đều có công tắc độc lập, nên mở nắp pin để cho không khí vào trong máy làm giảm độ ẩm ướt khi đeo máy suốt ngày.
- Với máy trợ thính đeo sau tai, núm tai là bộ phận không có mạch điện nên có thể dùng xà bông ít kiềm và nước để lau chùi. Nếu có nước đọng trong ống tai, lấy bơm tai thổi sạch nước trước khi gắn trở lại vào máy trợ thính.
Phẫu thuật và các biện pháp can thiệp khác
Phẫu thuật là một phương pháp hiệu quả để điều trị suy giảm thính lực trong một số trường hợp cụ thể. Các loại phẫu thuật bao gồm vá màng nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con, và đặt ống thông nhĩ. Những phương pháp này giúp khắc phục các tổn thương cấu trúc tai và cải thiện thính lực. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc, như thuốc kháng sinh cho viêm nhiễm hoặc thuốc tăng tuần hoàn máu, cũng có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị suy giảm thính lực.
Dùng thuốc:
Cách điều trị suy giảm thính lực bằng thuốc được chỉ định tùy theo tình trạng. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị suy giảm thính lực như:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho các trường hợp bị viêm nhiễm như viêm tai giữa,viêm ống tai, nhiễm trùng tai,…;
- Thuốc tăng khả năng bơm máu: Giúp tăng quá trình tuần hoàn máu ở dây thần kinh thính giác;
- Thuốc nội tiết: Giúp tăng chuyển hoá, kéo dài độ bền bỉ cho dây thần kinh thính giác;
- Vitamin A, B, E,...giúp tái tạo các mô liên kết, chống oxy hoá tế bào thần kinh;
Các thuốc điều trị suy giảm thính lực này được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tình trạng suy giảm thính lực nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn như:
Giảm tiếng ồn
Tiếng ồn – được cho là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm thính lực. Do đó, muốn điều trị suy giảm thính lực bạn cần chú ý giảm tiếng ồn. Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn bạn có thể dùng các thiết bị bảo vệ tai.
Giảm chất béo
Các đối tượng có vấn đề về mạch máu, xơ vữa động mạch… có nguy cơ suy giảm thính lực cao hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bạn cần giảm chất béo trong thực đơn.
Không ngoáy tai
Ngoáy tai quá mức có thể gây tổn thương màng nhĩ và viêm nhiễm.. Nếu như bạn đang bị suy giảm thính lực việc ngoáy tai nhiều, dụng cụ ngoáy không hợp vệ sinh, quá cứng, ngoáy không đúng cách…. Việc làm này có thể gây thủng màng nhĩ, viêm nhiễm… Những điều này đều có thể ảnh hưởng đến thính lực của bạn. Do đó, điều trị suy giảm thính lực bạn cũng chú ý không ngoáy tai.
Không được để nước vào tai
Điều trị suy giảm thính lực bạn cũng tránh để nước vào tai. Bởi đây cũng là tác nhân khiến cho tai bạn bị ảnh hưởng, nghe kém.
Các liệu pháp và bài tập cải thiện thính lực
Tăng cường thính lực bằng cách lọc tiếng ồn
Bạn có thể luyện tập với âm nhạc từ các thiết bị khác nhau như TV, Laptop,.. Sau đó hãy nhờ bạn bè hoặc người thân ngồi bên cạnh nói chuyện. Lúc đó, hãy dành toàn bộ sự tập trung cho cuộc trò chuyện và bỏ qua những âm thanh từ các thiết bị khác.
Đây sẽ là thách thức với những người bị suy giảm thính lực khi nghe các cuộc trò chuyện trong các không gian có nhiều tiếng ồn lớn, gây mất sự tập trung. Tuy nhiên cách làm này sẽ giúp bạn rèn luyện tính kiên nhẫn, kiểm soát được những âm thanh xung quanh tốt hơn.
Bài tập xác định vị trí âm thanh
Bài tập này tuy đơn giản nhưng lại rất tốt cho sức khỏe tinh thần vì nó tăng khả năng kết nối và giúp bộ não giải thích thông tin từ tai một cách hiệu quả. Phương pháp này giúp bạn điều chỉnh tâm trí để có thể nghe rõ được những âm thanh từ bên ngoài môi trường.
Cách thực hiện: Bạn tìm một nơi có không khí nhộn nhịp và có chỗ ngồi thoải mái ( có thể là ở nhà trẻ, trong các trung tâm thương mại, trong các cuộc họp gia đình,..) Tiếp theo hãy nhắm mắt lại và dùng tâm trí để xác định được nguồn gây ra tiếng ồn khác nhau.
Nếu bạn đang gặp các khó khăn trong việc xác định âm thanh, hãy cố gắng tìm ra các vật thể phát ra những âm thanh lớn hoặc suy luận xem những vật dụng nào có thể phát ra những âm thanh như vậy. Tất cả những suy luận nhỏ này sẽ giúp bạn tìm ra được nguồn của tiếng ồn nhưng quan trọng hơn là nó giúp bạn tăng cường thính giác và cải thiện trí nhớ.
Chơi các trò chơi trí tuệ
Bạn có thể chơi các trò chơi trí tuệ để cải thiện tất cả các giác quan, bao gồm việc củng cố tâm trí. Hãy cải thiện khả năng phân biệt âm thanh bằng cách cải thiện chức năng tổng thể của nó. Các chuyên gia y tế đề xuất, người bị điếc tai, nghe kém có thể thực hiện một số các bài tập hoặc trò chơi để rèn luyện trí não, từ đó giúp tăng cường khả năng cải thiện thính lực.
Có vô số các trò chơi cho một hoặc nhiều người chơi được xem là bài tập để tăng cường thính lực. Bất kỳ loại Logic hoặc trò chơi chiến lược nào cũng có ích với khả năng năng nhận thức âm thanh của bạn.
Bài tập hình ảnh giúp tăng cường thính lực
Trong bài tập này, bạn có thể thực hiện chúng ở bất kỳ nơi đâu. Hãy dùng suy nghĩ của bạn để hình dung một số các địa điểm chẳng hạn như rừng, vườn, bãi biển,..
Dưới đây là một ví dụ ngắn về cách bạn có thể thực hành:
- Chọn không gian thoải mái và không bị quấy rầy
- Bắt đầu tưởng tượng bạn đang rời khỏi căn phòng này. Bạn bước ra khỏi cửa và đi theo con đường, ở cuối con đường là một cánh cửa khác. Mở cánh cửa đó ra bạn thấy có một khu vườn xinh đẹp. Bạn có thể nghe thấy tiếng chim hót, tiếng những bạn nhỏ đang vui đùa. Bạn cảm thấy có một làn gió mát mẻ thoáng qua và nghe thấy tiếng xào xạc của lá cây. Màu lá cây xanh xanh, ở giữa có một hồ nước mát lạnh, lộng gió. Bạn bước chân xuống hồ nước trong vắt và tận hưởng. Chắc chắn bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và nó giúp ích rất nhiều cho những ai đang bị suy giảm thính lực, đặc biệt là đối với người bị ù tai.
Bài tập thở
Hít thở sâu cũng được chứng mình là một cách tăng cường thính lực hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bài tập bằng cách ngồi trên chiếc ghế thoải mái hoặc nằm ngửa. Hãy suy nghĩ về hơi thở của bạn. Chú ý rằng, nó có nhịp thở điệu tự nhiên. Bạn hãy cố gắng thở theo nhịp sâu và đều. Hít qua mũi, giữ hơi thở của bạn một lúc, sau đó thở ra qua miệng. Đợi một lúc trước khi thở lại. Mỗi khi thở ra, hãy giải phóng một chút căng thẳng. Làm điều này trong vài phút cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng cho các bước tiếp theo. Thực hiện bài tập thở trong khoảng 10-15 phút, bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Bài tập này sẽ giúp bạn cải thiện được chứng ù tai và tăng cường thính lực một cách hiệu quả.
Kết luận
Suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nhưng với sự phát triển của các phương pháp điều trị hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn để cải thiện tình trạng của mình. Sử dụng máy trợ thính, phẫu thuật và các liệu pháp hỗ trợ đều có thể mang lại hiệu quả đáng kể. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia y tế để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn và thường xuyên kiểm tra thính lực là những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và cải thiện thính lực.