Phương pháp điều trị tăng động hiệu quả nhất hiện nay
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ với các dấu hiệu đặc trưng giảm chú ý và tăng mức độ xung động ở trẻ, trẻ hay nghịch ngợm, hay leo trèo, không chú ý xung quanh,… Cho đến nay, các nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị tăng động trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây ra tăng động
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tăng động ở trẻ em chưa được xác định chính xác. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này được đưa ra như sau:
- Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy, tăng động có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Những biến đổi gen liên quan đến hệ thống dopamine trong não có thể góp phần làm tăng nguy cơ phát triển chứng tăng động.
- Các tổn thương ở não: Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng của cơ thể, tham gia và điều khiển các chức năng và hoạt động của con người. Vì vậy, các bất thường trong não bộ sẽ gây ra những rối loạn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bên cạnh đó, sau các chấn thương não do va đập, tai nạn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng động ở trẻ.
- Ảnh hưởng của môi trường: Các yếu tố môi trường như tiếp xúc với các chất độc hại, như chì, trong giai đoạn phát triển não bộ có thể gây ra tăng động. Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng và các yếu tố môi trường tiêu cực khác cũng có thể góp phần.
- Các yếu tố tâm lý và xã hội: Áp lực tâm lý, căng thẳng trong gia đình và môi trường học tập có thể làm gia tăng triệu chứng tăng động. Mối quan hệ xã hội không lành mạnh và thiếu sự hỗ trợ cũng là yếu tố quan trọng.
- Các yếu tố nguy cơ khi trẻ đang ở trong thai kỳ: trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng các chất kích thích như thuốc là, rượu bia, ma túy,…hoặc sử dụng, lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chì cũng có thể dẫn đến tăng động ở trẻ.
Biện pháp chẩn đoán tăng động
Đánh giá lâm sàng
Chẩn đoán tăng động thường bắt đầu bằng việc đánh giá lâm sàng bởi bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý. Họ sẽ xem xét các triệu chứng và hành vi của trẻ qua nhiều môi trường khác nhau, như ở nhà và ở trường.
- Thăm khám lâm sàng nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.
- Thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình.
- Đặt câu hỏi cho các thành viên trong gia đình, giáo viên hoặc người biết rõ về trẻ nhằm củng cố cho việc chẩn đoán
Sử dụng bảng câu hỏi và tiêu chí chẩn đoán
Các chuyên gia thường sử dụng các bảng câu hỏi và tiêu chí chẩn đoán như DSM-5 để xác định tình trạng tăng động. Những công cụ này giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác và đầy đủ..
- Dựa trên những tiêu chí đánh giá mức độ bệnh từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản.
- Thang đánh giá giúp thu thập và kiểm tra các thông tin về trẻ.
Đánh giá bởi các chuyên gia tâm lý
Trong một số trường hợp, việc chẩn đoán cần có sự tham gia của các chuyên gia tâm lý để đánh giá toàn diện về hành vi và tình trạng tâm lý của trẻ.
Phương pháp điều trị tăng động
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc như methylphenidate và amphetamine thường được sử dụng để điều trị tăng động. Chúng giúp cải thiện khả năng tập trung và giảm thiểu các hành vi tăng động. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.
Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp hành vi là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị tăng động. Trẻ sẽ học cách quản lý hành vi của mình thông qua các chiến lược và kỹ năng cụ thể. Bên cạnh đó, liệu pháp gia đình cũng có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và hỗ trợ trẻ tốt hơn.
Cha mẹ nên giao việc cho trẻ, nói rõ ràng và ngắn gọn quy tắc giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và hoàn thành công việc được giao.
- Nên tạo một danh sách những việc phải làm để giúp trẻ nhớ và thực hiện theo
- Khuyến khích, động viên trẻ khi làm các việc tốt, tránh trêu đùa hay giễu cợt trẻ.
- Tạo thói quen cho trẻ chú ý nghe, nhìn khi nói chuyện với bố mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Nên cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, kiên nhẫn, tránh chơi game hay các trò mang tính bạo lực
- Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức.
- Cần giữ thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi ra lệnh cho trẻ. Khi trẻ mắc lỗi cần nhắc nhở nhẹ nhàng, giải thích cho trẻ hiểu, không nên đánh hay quát mắng trẻ.
Các biện pháp hỗ trợ từ gia đình và nhà trường: Sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tăng động. Gia đình cần tạo ra một môi trường ổn định và khuyến khích cho trẻ, trong khi nhà trường cần cung cấp các chương trình hỗ trợ học tập và xã hội phù hợp.
Kết luận
Việc điều trị tăng động đòi hỏi một kế hoạch toàn diện và phối hợp từ nhiều phía. Bằng cách kết hợp giữa điều trị y tế, liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình và nhà trường, trẻ có thể vượt qua những khó khăn do tăng động gây ra và phát triển tốt hơn trong cuộc sống.