Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi do virus
Bệnh thường gặp
30/05/2024Tổng quan về bệnh viêm phổi do virus
Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi do siêu vi. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Ở trường hợp này, sự nhiễm trùng là do virus gây ra, chủ yếu là virus bệnh cúm, các loại virus này có thể làm yếu đi khả năng miễn dịch của phổi.
Viêm phổi do virus
Nguyên nhân gây viêm phổi do virus:
- Influenza type A và B (virus cúm) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi do virus ở người trưởng thành.
- Virus hợp bào đường hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) là nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm phổi ở trẻ em và đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Các loại virus khác như Coronavirus, Rhinovirus, Parainfluenza virus, và Adenovirus.
Chẩn đoán viêm phổi do virus:
- Chụp X-Quang phổi: Dựa vào kết quả phim chụp, bác sĩ sẽ theo dõi được tình trạng tổn thương của các mô kẽ, phế nang phổi.
- Xét nghiệm máu: Các bệnh lý do virus thường làm thay đổi chỉ số bạch cầu trong máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá sơ bộ người bệnh đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn.
- Nội soi phế quản: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm đưa vào phế quản để theo dõi, đánh giá hình ảnh tổn thương của đường hô hấp. Chỉ định này còn được thực hiện để lấy dịch, mô hoặc tế bào của phổi trong một số trường hợp nhất định.
- Chụp CT: Kết quả của phim chụp CT là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định các đám mờ của phổi dù là nhỏ nhất. Kết quả X-quang thông thường hay bị bỏ sót những tổn thương này nên chỉ định chụp CT là rất cần thiết khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm phổi do nhiễm virus.
- Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác như: xét nghiệm ngoáy mũi, họng, sinh thiết, …
Các đối tượng dễ mắc bệnh
- Người cao tuổi có sức đề kháng kém.
- Trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi khi bị viêm phổi do virus có nguy cơ tử vong cao nhất so với lứa tuổi khác.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai có hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus. Không chỉ người mẹ mà em bé cũng có nguy cơ dị tật nếu viêm phổi ở 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Người bệnh đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn hoặc bệnh tim có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn bình thường.
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do virus, bao gồm:
- Những người hút thuốc lá, người lớn tuổi và người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, bệnh xơ nang phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Trẻ sinh non hoặc trẻ mắc các vấn đề tim, phổi bẩm sinh.
- Những người có hệ miễn dịch yếu vì hóa trị liệu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng. Hệ thống miễn dịch suy yếu do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc ung thư.
- Những người thường xuyên ở trong môi trường đông đúc, dễ tiếp xúc gần với những người khác.
Các triệu chứng bệnh viêm phổi do virus
- Sốt, ho.
- Ớn lạnh.
- Đau đầu.
- Khó thở.
- Đau tức ngực.
- Mệt mỏi, chán ăn
- Nôn hoặc buồn nôn…
Cần đi khám ngay khi gặp các triệu chứng:
- Khó thở, thở nhanh, thở dốc và hụt hơi.
- Ho có đờm hoặc ho ra máu.
- Đau tức ngực, cảm giác như có ai đó bóp nghẹt ở ngực.
- Sốt cao kèm rét run.
Phương pháp phòng tránh viêm phổi do virus
- Duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng chung đồ vật với người khác để đảm bảo an toàn cho bản thân và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
- Tiêm phòng cúm định kỳ.
- Đeo khẩu trang ở chỗ đông người hoặc bệnh viện. Không đứng gần những người có biểu hiện như hắt hơi, ho,…
- Từ bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn. Bổ sung các loại vi chất cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Việc duy trì thói quen tốt sẽ giúp nâng cao thể trạng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người bị viêm phổi
- Về chế độ dinh dưỡng:
- Các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể. Những thực phẩm chống oxy hóa, thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ chữa lành những tổn thương ở mô và tế bào.
- Nên lựa chọn những loại rau màu xanh đậm, các loại củ có nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin như beta-caroten, vitamin C… để bổ sung cho cơ thể những chất chống viêm tự nhiên, chẳng hạn như: Cà chua, rau cải, rau chân vịt, súp lơ xanh, ớt chuông, cam, dứa, táo…
- Bổ sung những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như: Nghệ, tỏi, trà xanh, các loại đậu và các loại hạt (hạt hướng dương, đậu lăng,…), yến mạch, lúa mì… Thực phẩm giàu omega-3 như các loại cá (cá thu, cà hồi, cá ngừ,…), quả óc chó…
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lê Ngọc Anh Thư
Đã kiểm duyệt
Dược sĩ Lê Ngọc Anh Thư - Tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Y Dược TPHCM. Có kinh nghiệm làm Dược sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuỗi bán lẻ Dược phẩm. Hiện là Chuyên viên Huấn luyện bán lẻ Pharmacity.