Đục thủy tinh thể: Những điều cần biết về bệnh?
“Đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn“, tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do khiến đôi mắt của chúng ta có những biểu hiện của bệnh lý về mắt. Một trong những các bệnh về mắt có thể dẫn tới nguyên nhân khiến mắt có thể bị mù lòa chính là bệnh Đục Thủy Tinh Thể. Ở Hoa kỳ, gần 20% số người từ 65 tuổi đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây cản trở đến thị lực, gần 50% số người trên 75 tuổi bị đục thủy tinh thể.
Triệu chứng đục thủy tinh thể
Ở giai đoạn sớm, có thể chưa có những biểu hiện chưa cụ thể rõ ràng, nhưng khi bệnh đục thủy tinh thể phát triển chúng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trên mắt của người bệnh:
- Nhìn mờ: Hay mỏi mắt khi nhìn tập trung vào một vật gì đó, nhìn mờ ở bất kỳ khoảng cách nào, cần nhiều ánh sáng để nhìn rõ hơn, khó phân biệt màu. Đây là triệu chứng điển hình và quan trọng của bệnh đục thủy tinh thể.
- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng hay lóa mắt: nhìn ra ngoài ánh sáng khó nhìn hơn so với nhìn ở bóng râm, do khi đó đồng tử gặp ánh sáng co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc mắt.
- Bị chói mắt, lóa mắt, đặc biệt khó quan sát khi lái xe về đêm.
- Nhìn đôi một mắt, nhìn một vật thành hai.
- Nhìn thấy như có lớp màn sương mờ.
- Các triệu chứng có thể thấy ở một hoặc cả hai mắt.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị đục thủy tinh thể:
- Do bẩm sinh: rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa
- Do quá trình lão hóa ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thủy tinh thể: thường gặp ở người cao tuổi.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh thiết bị điện tử, tia tử ngoại, tai hồng ngoại, tiếp xúc với tia sáng hàn xì…
- Sử dụng thuốc có chứa corticoid kéo dài như một số thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp,biến chứng do sử dụng thuốc tiểu đường…
- Hay mắc các bệnh về mắt như: viêm màng bồ đào, chấn thương mắt, tai biến, di chứng sau phẫu thuật mắt.
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt, gây suy yếu cấu trúc protein của tinh thể.
- Sử dụng bia rượu quá mức, hút thuốc, chất kích thích….
- Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, khí thải, bụi, ô nhiễm…
Đối tượng nào dễ mắc đục thủy tinh thể?
- Phần lớn người bị mắc bệnh đục thủy tinh thể là người lớn tuổi khoảng từ trên 60 tuổi, do quá trình lão hóa.
- Người làm việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím.
- Trẻ sinh ra đã mắc đục thủy tinh thể hoặc do chấn thương, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
Chẩn đoán đục thủy tinh thể
Để biết được có bị bệnh đục thủy tinh thể hay không, bệnh nhân cần đi khám mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện và thăm khám bằng một số xét nghiệm như sau:
- Soi đèn đáy mắt: để đánh giá ánh hồng đồng tử qua đồng tử giãn bằng đèn soi đáy mắt, ở khoảng cách 30cm thường sẽ bộc lộ dạng đục thủy tinh thể. Những chấm đục thủy tinh thể nhỏ biểu hiện như các điểm đen trên nền đỏ của ánh đồng tử. Đục thủy tinh thể nhiều có thể làm mất ánh hồng của đồng tử.
- Khám sinh hiển vi: sẽ cung cấp về đặc điểm, vị trí và mức độ bị đục.
Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?
Để có đôi mắt khỏe mạnh, cần phải có những biện pháp phòng ngừa tốt:
- Có kính bảo hộ khi làm việc tia sáng bức xạ, khi đi dưới anh nắng mặt trời chói gắt
- Không uống rượu thường xuyên và quá độ.
- Không hút thuốc
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc chứa corticoid kéo dài.
- Kiểm soát bệnh lý tiểu đường
- Đêm theo ô, mũ che nắng khi đi ngoài trời.
- Thường xuyên đi kiểm tra mắt nếu có hiện tượng khó chịu tại mắt
Điều trị đục thủy tinh thể
Hiện nay, với sự phát triển tiên tiến của y học, việc điều trị thủy tinh thể cũng trở nên dễ dàng hơn. Sau khi thăm khám, tùy vào giai đoạn và mức độ của bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị cải thiện thị lực thích hợp. Một số phương pháp điều trị đục thủy tinh thể:
- Dùng kính hỗ trợ: Ở giai đoạn sớm, khi thị lực chưa suy giảm nhiều, dùng các loại thuốc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho đôi mắt kết hợp đeo kính lúp. Người bệnh nên làm việc trong môi trường có ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn về thị giác.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng, khi mắt nhìn mờ nhiều không thể dùng thuốc hoặc kính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy thủy tinh thể và đặt thủy tinh thể nhân tạo.Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị thủy tinh thể phổ biến:
- Phương pháp phẫu thuật Phaco: Có ưu điểm vết mổ nhỏ, ít chảy máu, thời gian phục hồi nhanh, thời gian phẫu thuật nhanh khoảng 5-10 phút và ít để lại các biến chứng. Bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ trên giác mạc, sau đó đặt thiết bị để phát ra sóng siêu âm làm vỡ thủy tinh thể bị đục. Họ lấy các mảnh thủy tinh thể bị đục ra và đặt vào thủy tinh thể mới.
- Phẫu thuật ngoài bao: Là phương pháp được chỉ định đối với các thủy tinh thể quá dày gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực, Bác sĩ sẽ rạch một đường lớn trên mắt và lấy nguyên mảnh thủy tinh thể bị mờ ra ngoài thay thế vào một thấu kính nhân tạo mới, trong suốt. Phương pháp này người bệnh cần nhiều thời gian phục hồi hơn.
- Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu phát hiện bị đục thủy tinh thể sớm, thay đổi lối sống hàng ngày có thể cải thiện được rất nhiều các biến chứng có thể xảy ra và kiểm soát được bệnh:
- Bảo vệ đôi mắt khi ra ngoài: Thường xuyên đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài ngăn ngừa các tia Uv có trong ánh sáng mặt trời, giảm tác hại lên đôi mắt.
- Ánh sáng môi trường làm việc: Sử dụng đủ ánh sáng khi làm việc, hạn chế việc mắt bị chói quá hoặc thiếu ánh sáng khi tập trung làm việc.
- Sử dụng kính lúp: Khi cần làm việc gì cần sự tỉ mỉ, chi tiết, tập trung cao độ, hay gặp khó khăn về tầm nhìn, dùng kính để giảm tác hại lên đôi mắt.
- Đi thăm khám mắt thường xuyên: Khám mắt định kỳ 2 lần/năm.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa và chứa các vitamin A, C, E nhằm giúp loại bỏ gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Bổ sung thêm dưỡng chất có lợi cho đôi mắt như: Lutein, zeaxanthin,… có trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày như: Bí, khoai lang, ngô, lòng đỏ trứng…..
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.